Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng


Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
+ Tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1800 Kcal giảm xuống 10% vào năm 2015 và 5% vào năm 2020.
+ Tỷ lệ hộ gia đình có khẩu phần ăn cân đối (tỷ lệ các chất sinh nhiệt P:L:G = 14:18:68) đạt 50% vào năm 2015 và 75% vào năm 2020.
Đến năm 2020, chiều cao của trẻ 5 tuổi tăng từ 1,5cm - 2cm cho cả trẻ trai và gái; chiều cao của thanh niên theo giới tăng từ 1cm - 1,5cm so với năm 2010.
Theo thống kê năm 2016, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam chỉ đạt 163,7 cm, thấp hơn 13 cm so với chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chiều cao trung bình của nữ thanh niên Việt Nam là 153 cm, thấp hơn 10,7 cm của WHO. Trong vòng 15 năm qua, chiều cao của người Việt chỉ tăng được 1,5 cm. Tính từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của người Việt mới chỉ tăng thêm được 3cm.
Điều đáng chú ý là chiều cao trung bình của Việt Nam còn kém hơn cả các quốc gia láng giềng như Lào. Chiều cao trung bình của đàn ông Lào là 1,70 m. Tương tự, người dân các nước Đông Nam Á khác như Malaysia, Singapore, Thái Lan cũng có tầm vóc cao hơn đáng kể so với người Việt.
Theo các chuyên gia, 50% nguyên nhân khiến chiều cao của người Việt còn hạn chế là do dinh dưỡng và rèn luyện thể lực kém.
- Ông Dương Nghiệp Chí, nguyên Viện trưởng viện Khoa học Thể dục Thể thao :
“Tôi thấy hiện nay các gia đình cho ăn lãng phí, ăn đến mức thừa cân, béo phì, tập thể dục thể thao không khoa học,”




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét