Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Hội Cựu Giáo Chức P. Tăng Nhơn Phú A Họp mặt Đầu xuân 2014

Sáng 21-2-2014 Hội cựu Giáo chức P. Tăng Nhơn Phú A tổ chức cuộc họp mặt đầu Xuân 2014 tại hội trường UBND Phường Tăng Nhơn Phú A Quận 9 TP. HCM

 Đến dự họp có đại diện Quận Hội, Đảng ủy P.TNP A và  hơn 100 hội viên


 Thông báo chương trình hội nghị

 Ông Hải Sâm chủ tịch Hội báo cáo sơ nét về hoạt động của Hội

 Ông  Nguyễn Văn Quán chủ tịch Hội CGC Quận 9 (trái) và ông Nguyễn Chiến Chinh Bí thư Đảng ủy P.TNP A




 Ông Nguyễn Chiến Chinh Bí thư Đảng ủy P.TNP A chúc mừng Hội nghị 

Các Thầy cô vui mừng đã gặp lại nhau trong cuộc họp
 Mừng thọ các hội viên cao tuổi

 Phần vui xuân Giáp Ngọ vẫn còn hương vị Xuân, bánh chưng xanh và rượu nồng

 Các hội viên góp nhiều tiết mục thơ ca sinh động trong buổi họp









Kết thúc, Ông Trần Văn Thuyên đọc bài thơ đầu năm Tửu nhập là Thi xuất



Phần sau đây là vài hình ảnh 
ngày Nhà giáo 20/11 P. TNP A tổ chức gặp mặt với các thầy cô giáo nghỉ hưu ở phường 19/11/2013



Phường TNP A là phường có rất nhiều giáo viên nghỉ hưu

Các thầy cô vui mừng trước sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương

Có nhiều tiết mục văn nghệ góp vui của các bạn trẻ






UBND Phường tặng hoa Hội nghị

Quận Hội CGC Q9 tặng hoa Hội nghị



UBND Phường vinh danh các giáo viên trẻ xuất sắc năm học 2012-2013


BCH lâm thời Hội CGC Phường TNP. A

Ông Nguyễn Văn Quán CT Hội CGC Quân 9 phát biểu với Hội nghị

Chúc thọ 2 thầy giáo cao tuổi

Đồng chí Nguyễn Chiến Chinh Bí thư Đảng ủy Quận 9 phát biểu với Hội nghị


Hết




Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Chiến tranh biên giới 17/2 và điểm "0" của Nguyễn Quang Sáng

Có một đứa trẻ bị cô giáo mắng và đã bị điểm 0 vì nộp giấy trắng trong bài văn tả bố. Vì bố em đã hy sinh “trên chiến trường biên giới”. Đó là nội dung một truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, hay là một câu hỏi mà nhà văn vừa ra đi để lại cho những người đương thời.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã qua đời ngày 13/2, hưởng thọ 82 tuổi. Thông tin ấy khiến nhiều người thương tiếc. Nhưng trong sự tiếc nuối một tài năng của văn chương cách mạng Việt Nam, nhìn kỹ lại, thấy cả trách nhiệm trả lời những câu hỏi mà con người (tưởng như) thuộc thế hệ cũ ấy đã đặt ra.

Nguyễn Quang Sáng có một truyện ngắn mang tên “Bài học tuổi thơ”, viết năm 1990, kể câu chuyện của một bài tập làm văn với đề bài là “Trò hãy tả buổi làm việc ban đêm của bố”.


alt
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Khúc mắc trong truyện rất đỗi thông thường (tức là bất thường một cách quen thuộc). Có một trò được điểm 6 dù ba nó không hề đi làm đêm, ban đêm chỉ đi nhậu, nhưng nó tả cảnh ba nó làm ban ngày rồi chuyển thành ban đêm. Một trò khác được 0 điểm vì nộp giấy trắng.

Cô giáo quát mắng, trò được 0 điểm mới thú nhận rằng mình không có ba từ lúc lọt lòng. Ba em đã hy sinh trên chiến trường biên giới.

Nó cứ làm thinh. Tức quá, cô mới quất cây thước xuống bàn cái chát: “Sao trò không làm bài?” Tới lúc đó nó mới nói: “Thưa cô, con không có ba”. Nghe nó nói, hai con mắt của cô con mở tròn như hai cái tô. Cô đứng sững như trời trồng vậy ba!

Tôi bỗng nhập vai là cô giáo. Tôi thấy mình ngã qụy xuống trước đứa học trò không có ba.

Sau đó cô và cả lớp mới được biết, em mồ côi cha khi vừa mới lọt lòng mẹ. Ba em hy sinh trên chiến trường biên giới. Từ ấy, má em ở vậy, tần tảo nuôi con…
Nhà văn đã rất cẩn thận khi viết rõ rằng các em học sinh ở đây 11 tuổi, học lớp 6. Nghĩa là lấy mốc năm 1990 trừ đi, thì người cha của em học trò bị điểm 0 đã hy sinh năm 1979. Đó là năm mà tại cái “chiến trường biên giới” ấy, rất nhiều gia đình đã mất đi một người cha, người chồng, người con.

Đó là một câu chuyện của giáo dục. Những điểm 0 và điểm 6 như thế chắc chắn đã không “tuyệt tích” từ thời mà Nguyễn Quang Sáng viết “Bài học tuổi thơ”. 

Đến tận hôm nay đề tập làm văn trong trường phổ thông vẫn mang mô thức “Hãy tả một ai đó đang làm gì đó” mà không nhất thiết phải quan tâm đến việc ai đó có thực sự tồn tại hay là họ đã tồn tại như thế nào.

Điểm 0 của Nguyễn Quang Sáng, thật ra dành cho người thày – người đã dạy một công thức lắp ghép hơn là dạy cách mô tả cuộc sống. Những điểm 0 như thế đến hôm nay vẫn tồn tại.

Đó còn là câu chuyện của tình người, của cách người ta đối xử với quá khứ. Một đứa trẻ có người cha đã hy sinh ở “chiến trường biên giới” năm 1979, tồn tại trong lớp học ấy như một điều hiển nhiên cho đến khi hoàn cảnh trớ trêu cho người ta biết sự thật. Nguyễn Quang Sáng hẳn đã không vô tình khi chọn chi tiết “chiến trường biên giới” cho sự thờ ơ ấy, sự lãng quên ấy.


alt
Các liệt sĩ vô danh gắn với chiến trường biên giới năm 1979 ấy sẽ không bị lãng quên?

Còn bao nhiêu số phận nữa gắn với cái chiến trường biên giới năm 1979 ấy cũng đã bị lãng quên như em học sinh lầm lũi trong lớp học kia? Câu hỏi ấy vẫn chưa thể được trả lời đích đáng đến hôm nay.

Và hẳn ông cũng không vô tình khi mô tả rằng mắt cô giáo chỉ biết “mở tròn như hai cái tô” và “đứng như trời trồng” khi nghe đến câu chuyện của em học sinh.

Giá mà câu chuyện có thể kết lại bằng một tiết học về những người lính đã hy sinh nơi chiến trường biên giới cách đấy 11 năm hay là một sự thay đổi nào đó trong bài văn bị điểm 0 của em học trò.

Nhưng không, cô giáo đứng như trời trồng, câu chuyện chỉ dừng lại ở đó, em học trò vẫn bị điểm 0 vì ba em đã mất nơi chiến trường biên giới. Một ẩn dụ đắng chát.

Điểm 0 ấy, có thể dành cho bất kỳ ai trong chúng ta, những người đã lãng quên một phần lịch sử. Điểm 0 ấy, đến hôm nay vẫn đáng phê lên trán của rất nhiều người đang sống.

Đức Hoàng (Depplus)

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Flappy Bird “tự sát” hay bị bức tử ? *


Flappy Bird “tự sát” hay bị bức tử ? *

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH - đã bày tỏ sự yêu mến đối với Nguyễn Hà Đông - tác giả game Flappy Bird gây “bão” truyền thông mấy ngày qua.

 Website danh tiếng thế giới xin lỗi cha đẻ Flappy Bird

Vị đại biểu này đánh giá rất cao tài năng của Nguyễn Hà Đông và cho rằng, Nguyễn Hà Đông cần được khuyến khích hơn là "ném đá".

Nhưng sự chia sẻ của Đại biểu QH Lê Thanh Vân đã chậm một bước, bởi vì Nguyễn Hà Đông đã khai tử chính "đứa con đẻ" của mình. Anh đưa ra lời giải thích cho quyết định này rằng, do nó là một “sản phẩm gây nghiện”. Nhưng tuồng như, anh đã không chịu nổi sức ép của dư luận mà trong đó, "đá" được ném ra nhiều hơn những "viên kẹo" ngọt ngào.

Nhiều ý kiến moi móc nhược điểm của sản phẩm Flappy Bird với ngôn ngữ đầy đố kỵ, còn cả những lời lẽ de dọa như chực chụp xuống đầu tác giả cái mũ trốn thuế. Tất cả tạo nên áp lực với chàng trai trẻ, để rồi anh phải lựa chọn cách khai tử sản phẩm để dẹp bỏ những thị phi phiền toái và đau đầu - như Đông từng đưa ra triết lý: “Thành công không phải là lý do tồn tại duy nhất”.

Về sự kết liễu Flappy Bird, tờ báo danh tiếng Forbes gọi tên là một “câu chuyện buồn”.
Với Forbes, đó là câu chuyện buồn cho riêng tác giả và sản phẩm của anh, nhưng với nhiều người Việt Nam, có lẽ mang một nỗi buồn khác. Đó là, xã hội mà chúng ta đang sống còn quá nhiều đố kỵ, ít lòng hào hiệp và tinh thần quảng đại. Cộng đồng này đang thiếu sự đỡ nâng cho nhau mà thừa sự cản trở chỉ vì thói ích kỷ.

Một Flappy Bird đã “tự sát” hay chính nó bị bức tử? Câu trả lời dành cho sự chiêm nghiệm của mỗi người. Nhiều thành công nổi trội trên các lĩnh vực khác nhau thuộc các tác giả ngoài nước, cộng đồng thường lên tiếng ca ngợi, ngưỡng mộ, thậm chí là thần tượng. Nhưng khi thành công đó đến với một bạn trẻ trong nước, thái độ có khi ngược lại! Còn nhớ, “câu chuyện buồn” của Đỗ Nhật Nam, chỉ vì có tư chất thông minh nhưng lại bộc lộ với một cộng đồng không chấp nhận sự khác biệt - nên cậu bé 11 tuổi bị một trận "mưa đá" tơi bời, đến nỗi cả năm nay em vẫn chưa dám “thò đầu” ra với dư luận.

Để có nhân tài không chỉ là sinh ra người có tài, mà cần phải xây dựng một môi trường xã hội biết nuôi dưỡng, khuyến khích và tôn trọng tài năng.

Sáng 11.2 tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có cuộc gặp với Nguyễn Hà Đông. Phó Thủ tướng đã rất quan tâm đến tài năng trẻ và cuộc gặp này là sự động viên, niềm khích lệ rất lớn đối với Nguyễn Hà Đông.

Hy vọng, Nguyễn Hà Đông vượt qua được sóng gió và tiếp tục cho ra đời những sản phẩm khác, tạo ra những cơn “bão” dữ dội hơn trên thị trường game toàn cầu. Bạn là một chàng trai nước Việt tài năng, không thể đầu hàng trước những điều như bạn đã trải qua và chịu dựng.


Theo Lê Thanh Phong
Lao động

Ngày 17/1 vừa qua game Flappy Bird đã đứng đầu ở Mỹ. Khoảng 1 tuần sau thì 2 game khác cùng tác giả là Nguyễn Hà Đông một chàng trai 29 tuổi sinh sống ở Hà Nội bắt đầu lọt dần vào top 1.000 tại Mỹ và sau đó đến cuối tháng 1 thì lọt vào top10.

Trong suốt thời gian từ 17 tới 31/1, truyền thông, các trang mạng xã hội nổi tiếng như Twitter, YouTube, Reddit và cả các ngôi sao truyền hình nổi tiếng cũng tung hô các trò chơi của Hà Đông.

Flappy Bird - game của chàng trai Việt đang làm mưa làm gió trên kho ứng dụng iOS, nắm giữ vị trí số 1, vượt qua các tên tuổi lớn như Snapchat, Facebook Messenger, Clash of Clans, Youtube,... Nhưng thật bất ngờ khi Nguyễn Hà Đông tác giả trò chơi Flappy Bird đã đóng cửa trò chơi đình đám này ngay trong ngày hôm qua đã dẫn đến cái kết buồn cho “chú chim sải cánh của Việt Nam”.








Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp những ngày đầu năm mới.


Trong những ngày đầu năm mới, đã có hàng vạn người đổ về Vũng Chùa (ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) để viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

                                      Dòng người đến viếng mộ Đại tướng  (ảnh Hoàng Phúc)


Thắp nhang viếng đại tướng
Bắt đầu từ mồng 1 Tết, đã có hàng nghìn người ở khắp các tỉnh thành đến thăm, viếng nơi này.
Thượng úy Đồng Thanh Hải, Đội phó Đội bảo vệ khu mộ Đại tướng cho biết tính đến ngày 5.2 (tức mồng 6 tháng giêng) đã có hơn 40.000 đoàn đến viếng.
Có 1 trung đội biên phòng luôn túc trực bảo vệ khu mộ 24/24 và hướng dẫn, đảm bảo an ninh cho người đến thăm viếng. Các đoàn đến viếng đều được đăng ký, xếp hàng thứ tự.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên Online, từ sáng sớm mỗi ngày đã có người đến viếng và dòng người kéo dài cho tới tận khuya.

Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa luôn đông nghịt người đến viếng trong những ngày đầu năm

Lực lượng bảo vệ khu mộ hướng dẫn người viếng làm đúng thủ tục, giữ trật tự

Mộ phần Đại tướng ở trên cao được ngăn cách bằng những dải lụa đỏ

Nhiều người mang hoa dâng lên khu mộ Đại tướng

Ai cũng thành kính viếng Đại tướng

Trong hàng vạn người đến viếng có rất nhiều em nhỏ

Lối lên khu vực viếng, phần có bậc cấp là lối lên khu mộ Đại tướng

Đảo Yến sừng sững che chắn phía trước khu vực mộ

Trời về chiều nhưng dòng người vẫn không ngớt
Tin, ảnh: Trương Quang Nam