Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

Khi một xã hội có quá nhiều đàn ông

Chuyện gì sẽ xảy ra với một xã hội có quá nhiều đàn ông? Sách Nạn Guang gun: nguy cơ từ châu Á phản ánh nỗi khổ, sự bế tắc của những Guang gun (tiếng Trung quốc chỉ những chàng trai nghèo không lập được gia đình). Nạn Guang gun có xuất phát điểm từ một truyền thống phân biệt đối xử do giới tính (genderism)
.
Các tác giả cho rằng nạn Guang gun đe doạ ổn định khu vực và an ninh thế giới trong thế kỷ 21. Sách của Hudson và Boer được xem là một công trình khoa học công phu, nghiêm túc, được sách báo về an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương trích dẫn thường xuyên. Phần lớn tội phạm có yếu tố bạo lực là do nam thanh niên trẻ không được ràng buộc một cách ổn định về địa vị xã hội gây ra
.
Dù đây không phải là một quan hệ nhân - quả trực tiếp, nhưng xưa nay, sự dư thừa đàn ông thường có vai trò quyết định trong cách hành xử thiên vũ lực thường thấy trong cộng đồng. Các chính quyền thường xử lý tình trạng này bằng cách động viên số nam giới dư thừa vào các chiến dịch quân sự và các đại công trình có độ an toàn lao động thấp. Các nước mất cân bằng giới tính thường là những nước thực hiện chế độ chính trị độc tài.
.
Trận hồng thuỷ Guang gun
Để so sánh, trong bài “Quá thừa đàn ông, thiếu đàn bà” trên báo Times, cho biết sách báo cũng đánh giá đội ngũ Guang gun ở châu Á là khoảng 110 triệu, ở thời điểm giao thời giữa hai thiên niên kỷ.
.
Trong bài “Thừa đàn ông - thiếu hoà bình” tác giả J. Power dẫn Thống kê dân số Trung Quốc năm 2009, cho hay đang có một sự thiếu cân bằng rất nghiêm trọng về tỷ lệ sinh đẻ: 117 bé trai so với 100 bé gái. Ở tỉnh Hải Nam tỷ lệ này là 135/100. Hiện nay, có tới 97% người chưa lập gia đình trong độ tuổi từ 28 – 49 là đàn ông.
.
Các bài viết đều cho rằng, tựa như trong lịch sử, các băng nhóm đi ăn cướp do thiếu đàn bà (womanless bandits) vẫn đang giăng một màn đêm u ám trên đất nước Trung Hoa hôm nay. Các cách giải quyết của Bắc Kinh vẫn khá “quẩn quanh”, cho những Guang gun này phục vụ trong các lực lượng cảnh sát để trị những Guang gun khác, hoặc đưa đi các vùng xa Bắc Kinh, Thượng Hải… để khỏi gây mất an ninh cho các đô thị; hoặc ngược lại đưa đi làm công một cách đại trà ở các nước khác, trong một quá trình về thực chất là di dân. Ngày càng có quan ngại về bất ổn do hàng vạn đàn ông “không gia đình” từ Trung quốc trôi dạt khắp nơi.
.
Nhưng như tác giả Paul Wiseman dự báo trên tờ USA Today ngay từ đầu thế kỷ, là Bắc Kinh vẫn không tìm được lối thoát cho tình trạng thừa đàn ông, sẽ vẫn phải đi vào chốn đoạn trường, là tìm kiếm xung đột vũ trang với các nước láng giềng, dẫn trường hợp Bồ Đào Nha thời Trung Cổ, do thiếu đất đai và thừa “đực rựa”, đã đưa họ đi xâm lược Bắc Phi. Các học giả phương tây chưa thấy kết bằng một câu, rằng các lính Âu  - Phi, hẳn là hậu duệ của kẻ xâm lược Bồ và những phụ nữ bị cưỡng đoạt tại các thuộc địa Bắc Phi, đã được đưa sang xâm lược Việt Nam thế kỷ 20. Chúng khét tiếng với tên là bọn lính Tabo…
.
Paul Wiseman và các tác giả khác đều cho rằng các biện pháp độc đoán buộc phải áp dụng nhằm khắc phục nạn Guang gun làm cho Trung Hoa càng khó tiếp cận quỹ đạo của các thể chế dân chủ.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét