Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020

Mục lục Bài viết năm 2020 - 2012

Mục lục Bài viết năm 2020 - 2012

Cách tìm bài : Bạn nhấn Ctrl+F để mở cửa sổ và gõ từ cần tìm vào, bài cần tìm sẽ được đánh dấu và bạn chỉ cần nhấp chuột vào đó là có ngay bài cần tìm  
 
NĂM 2020

▼  tháng Hai (27) 

·        Thực dưỡng OHSAWA
·        VẬN MỆNH HIỂN NHIÊN
 
Năm 2019






 
·        ▼  tháng sáu (11)
           Năm 2018
·    Tự học
           Năm 2017
         Năm 2016
▼  tháng mười một
▼     tháng ba
▼     tháng hai 
▼     tháng một (0)
o   Năm 2015
o   tháng 12
o   tháng 11
§  tháng tư 
                Năm 2014
tháng ba (5)
               Năm 2013
tháng tám (1)
tháng ba (7)
              Năm 2012
tháng ba (1)
GS Ngô Bảo Châu phỏng vấn Nguyễn Trần Bạt về Giáo dục
HS dị ứng với môn Sử “chọn lọc” dạy ở trường, nên kết quả thi cử hàng năm quá tệ, chắc chắn HS không có lỗi gì trong việc học tập môn này. Bài thuyết trình quá thuyết phục.

Câu chuyện đẹp phiên chợ cuối năm


Một chị trung niên giản dị, từ tốn đi dọc các gian hàng nhỏ phiên chợ cuối năm, mua đặt vào chiếc xe đẩy xinh xinh vài thứ hoa quả. Chắc cũng tạm đủ, chị kéo xe ra khỏi khu cổng chợ. Tới bên ngoài có một tiếng bé gái cất lời trong veo: 

Bác ơi, bác mua chậu Hồng này cho cháu đi.
Chị quay lại nhìn: một cô bé con khoảng 10 tuổi gầy gò, ăn mặc đơn sơ nhưng đáng yêu, đang ôm trên hai tay một chậu Hồng nhỏ có hai bông đang nở.

Chị cười thân thiện, cúi người đáp: - Sao cháu không vào trong chợ mà bán và chỉ ôm theo một chậu Hồng nhỏ này?
Cô bé: - Thưa bác vào trong đó chỉ là người có nhiều hàng và phải đóng tiền chợ mới được bán, còn bố mẹ vẫn bận đi làm , bảo cháu mang chậu Hồng này đi bán là cho cháu tiền Tết.

Thế bố mẹ cháu có nói giá bao nhiêu không? Chị hỏi từ tốn.
Cô bé trả lời: - Dạ mẹ nói trên 60 nghìn là bán được, nhưng từ lúc mang đi chưa ai mua thế, bây giờ 50 nghìn cháu cũng bán bác ạ.

Chị nói: - Thế bác sẽ mua 60 nghìn được không?
Dạ cháu cảm ơn bác, bác về gần đây không thì cháu ôm theo cho bác.

Chị trả cháu 60 nghìn và lấy trong xắc ra một bao lì xì 200 nghìn nói : - Còn đây là bác mừng tuổi sớm cho cháu nhé. Bác sẽ đặt chậu Hồng lên xe và kéo theo được, còn cháu về nhà vui Tết nhé!

--------------
Tình thương và sự sẻ chia chân thành đã thắp sáng lên trong lòng người nhận vào sự tử tế còn có quanh mình; thắp sáng lên nơi người cho lòng hào hiệp, biết nghĩ tới bao thân phận bộn bề gian nan.


Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

Lễ tốt nghiệp sau song sắt cho các tù nhân


Một nhà tù ở Washington D.C (Mỹ) đã tổ chức lễ tốt nghiệp và cấp bằng Đại học, GED và chứng chỉ cho một số tù nhân.
   
Lễ tốt nghiệp diễn ra vào ngày 20/12/2019, tại một nhà tù tại Washington DC (Mỹ). Trong số các tù nhân nhận bằng và chứng chỉ tốt nghiệp có 3 người được cấp chứng chỉ GED (chứng chỉ tương đương bằng tốt nghiệp trung học tại Mỹ), 1 người nhận bằng tốt nghiệp Đại học sau khi hoàn thành chương trình 2 năm của Đại học Ashland ở Ohio.


 Các tù nhân xúc động trong buổi lễ tốt nghiệp tại chính nhà tù nơi họ đang bị giam giữ.

Ngoài ra, ngay tại lễ tốt nghiệp, nhiều tù nhân khác cũng được cấp chứng chỉ sau khi đã hoàn thành chương trình học của các trường như Howard, Georgetown, American và UDC.

Trong lễ tốt nghiệp, một tù nhân nói, "thất bại không phản ánh con người mà đó là một sự kiện. Hãy học hỏi, đừng mãi đắm chìm trong sự thất bại đó". 

"Chúng tôi là thành phố mang đến cơ hội thứ hai, thứ ba, thậm chí là cơ hội thứ tư cho bất cứ ai cần chúng". Thành phố hy vọng sẽ mang đến những cơ hội mới cho những tù nhân đang giam giữ tại đây.Thị trưởng Bowser nói.


Lễ tốt nghiệp với sự tham dự và cổ vũ của nhiều tù nhân khác. 

Nhà tù Phụ nữ Tennessee: Buổi lễ tốt nghiệp thứ tư của Đại học Lipscomb sau song sắt của Nhà tù Phụ nữ Tennessee. (12/12/2019)

Biến tù nhân thành sinh viên tốt nghiệp đại học. Năm người phụ nữ nằm trong nhà tù dành cho phụ nữ Tennessee nhận bằng.

Đó là tất cả thông qua Chương trình LIFE được cung cấp thông qua Đại học Lipscomb. Những người phụ nữ đội mũ và áo choàng, đi ngang qua sân khấu và nói về cách chương trình này đã thay đổi cuộc sống của họ.

Lipscomb là một trong số ít các trường đại học trong cả nước cung cấp bằng cử nhân cho các tù nhân. Các môn học bao gồm tư pháp, lịch sử nghệ thuật, đạo đức, đàm phán, văn học, sân khấu, nói trước công chúng và toán học.

Các tù nhân nói rằng bài học tốt nhất họ nhận được không phải là các học giả; thay vào đó nó đã học được rằng cuộc sống của họ vẫn có ý nghĩa.


 Stacy Burnett: Tôi là bằng chứng cho thấy không thể cải tạo trong nhà tù mà không có giáo dục.
 
Hoa Kỳ giam giữ nhiều người trên đầu người hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Khoảng 2,3 triệu người Mỹ đang ở trong tù hoặc nhà tù, hơn một nửa trong số đó là nhà tù tiểu bang.

Đối với một số người ủng hộ cải cách, đưa giáo dục đại học vào tù, mặc dù thiếu thuốc giải độc để tống giam hàng loạt, một cứu cánh cho vết thương của nó. Giáo dục đó ngày càng bao gồm các mô hình trực tuyến.

Marc Howard, giám đốc của Nhà tù và Sáng kiến ​​Tư pháp của Đại học Georgetown, cho biết, có nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ tái phạm giảm mạnh. Một số ước tính rằng những người tham gia vào các chương trình giáo dục khi ở trong tù có tỷ lệ tái phạm thấp hơn 43% so với những người không tham gia.


Cuộc sống và niềm tin



Niềm tin là động lực quan trọng giúp chúng ta thành công trong cuộc sống:

Ở làng quê nọ, trời đã hạn hán trong khoảng thời gian rất lâu. Các cánh đồng đều khô hạn, cỏ cây héo úa cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn. Hàng tháng đã trôi qua và mọi người dường như đã mất hết kiên nhẫn. Nhiều gia đình đã rời khỏi làng, còn những gia đình khác chỉ còn biết chờ đợi trong tuyệt vọng. Cuối cùng ông trưởng làng quyết định tổ chức một buổi cầu nguyện tập thể trên ngọn đồi cao nhất vùng. Ông thuyết phục tất cả mọi người trong làng đến dự và mỗi người phải mang theo một vật thể hiện lòng tin của mình.

Chiều thứ bảy, những người dân làng với vẻ mặt mệt mỏi tập trung trên ngọn đồi và đều không quên mang theo những đồ vật thể hiện lòng tin. Có người mang theo một cái móng ngựa may mắn, có người mang theo chiếc mũ bảo vật của gia đình… Mặc dù chẳng ai tin chúng có thể thay đổi điều gì nhưng họ cũng đã mang theo rất nhiều thứ quý giá. Tất cả những người tham dự bắt đầu cầu nguyện và giơ cao những vật tượng trưng cho niềm tin.

Như thể có phép màu, mây đen kéo tới và trời đổ mưa – những giọt mưa đầu tiên sau bao tháng trời khô hạn. Mọi người đề hân hoan vui sướng và ngay lập tức nổ ra một cuộc tranh cãi xem đồ vật nào đã mang lại may mắn cho ngôi làng. Ai cũng cho rằng đồ vật của mình là linh thiêng nhất.

Bỗng người ta nghe thấy tiếng một em bé gái reo lên:
– Con đã biết thế nào trời cũng đổ mưa mà. Mẹ thấy không, con mang theo chiếc ô này, bây giờ thì mẹ con mình về nhà mà không bị ướt!
Em bé giơ cao chiếc ô và cùng mẹ đi về nhà trong niềm hân hoan. Những người còn lại nhìn theo và hiểu rằng chính em bé mới là người có niềm tin lớn nhất. Niềm tin ấy đã mang mưa đến.