Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2019

Mục lục Bài viết năm 2020 - 2012

Cách tìm bài : Bạn nhấn Ctrl+F để mở cửa sổ và gõ từ cần tìm vào, bài cần tìm sẽ được đánh dấu và bạn chỉ cần nhấp chuột vào đó là có ngay bài cần đ     

NĂM 2020

Năm 2019

 
·        ▼  tháng sáu (11)
           Năm 2018
·    Tự học
           Năm 2017
         Năm 2016
▼  tháng mười một
▼     tháng ba
▼     tháng hai 
▼     tháng một (0)
o   Năm 2015
o   tháng 12
o   tháng 11
§  tháng tư 

                Năm 2014
tháng ba (5)

               Năm 2013
tháng tám (1)
tháng ba (7)

              Năm 2012
tháng ba (1)
GS Ngô Bảo Châu phỏng vấn Nguyễn Trần Bạt về Giáo dục

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

Tình yêu của cha mẹ tác động trong cuộc sống của trẻ.

Tình yêu của cha mẹ tác động nảy nở như thế nào sau này trong cuộc sống của trẻ.
.
Trong nhiều năm qua, tại Đại học Harvard đã theo đuổi nghiên cứu về thực hành nuôi dạy con cái và cách những thực hành này ảnh hưởng đến sự phát triển tích cực của trẻ khi chúng lớn lên và trưởng thành, đưa đến những kết luận:
.
Các kiểu đối xử của cha mẹ phân loại theo 2 mặt: sự ấm áp của cha mẹ, và một mặt khác là kỷ luật của cha mẹ. Dựa trên cách tiếp cận nuôi dạy con cái cao hay thấp trên mỗi mặt này, các kiểu nuôi dạy con sau đó được chia thành 4 loại phong cách.
.
1. Phong cách có thẩm quyền: là phương pháp nuôi dạy con cái với sự ấm áp và kỷ luật cao.
2. Phong cách độc đoán: là phương pháp nuôi dạy con cái với sự ấm áp thấp và kỷ luật cao.
3. Phong cách cho phép: là phương pháp nuôi dạy con cái với ấm áp cao và kỷ luật thấp.
4. Phong cách thờ ơ bỏ bê: là phương pháp nuôi dạy con cái với sự ấm áp thấp và kỷ luật thấp.
.
Nghiên cứu đã khá nhất quán cho thấy rằng phong cách có thẩm quyền (cách tiếp cận của sự ấm áp cao và kỷ luật cao) có xu hướng gắn liền với kết quả tốt nhất thời thơ ấu. Nó cũng là phong cách tốt nhất cho các con sau này trong cuộc sống của chúng.
.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ấm áp của cha mẹ, hay tình yêu, dường như là yếu tố chi phối:
.
Phong cách có thẩm quyền là cách làm tốt nhất,
Phong cách cho phép được xếp vào hạng thứ 2
Phong cách độc đoán được xếp vào hạng 3
Phong cách thờ ơ bỏ bê xếp vào hạng kém nhất, nó cũng dễ hiểu và không có gì đáng ngạc nhiên.
.
Sự ấm áp của cha mẹ hay tình yêu có thể xác định được là điều quan trọng nhất. Trong nghiên cứu sự ấm áp của cha mẹ trong thời thơ ấu (được đo bằng sự hài lòng với mối quan hệ cha mẹ và con cái, nói chung liên quan đến tình yêu và sự gắn bó ), vài năm sau đó, với sự giảm trầm cảm 46%, giảm lo lắng 39%, cũng như mức độ cao hơn của cảm xúc và biểu hiện, và các cấp thấp hơn của dùng thuốc lá và cần sa, các chất gây nghiện của con.
.
Các thực hành nuôi dạy con khác, như cùng ăn bữa tối của gia đình cũng rất quan trọng, nhưng cũng không quan trọng bằng tình yêu và tình cảm của cha mẹ. Sự ấm áp của cha mẹ có liên quan đến một loạt các kết quả phát triển tích cực sau này trong cuộc sống như tình cảm, các mối liên hệ với những người khác (như sự gắn kết xã hội) ….
.
Các nghiên cứu chỉ ra vai trò quan trọng của tình yêu trong sự phát triển của con người. Việc tìm kiếm điều tốt đẹp của người khác, trong thời thơ ấu (và được cho là trong suốt cuộc đời), là rất mạnh mẽ. Ngoài những hành động thúc đẩy lợi ích của người yêu. Nó đáp ứng một trong những khao khát sâu sắc nhất của con người để kết nối với những người khác.
.
Tình yêu có thể được trải nghiệm theo những cách khác nhau bao gồm cả sự tha thứ. Sự tha thứ được hiểu là sự thay thế của ý chí xấu bằng thiện chí đối với người lầm lỗi, bản thân nó là một dạng của tình yêu.




Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

Freud hạ thấp gía trị của con người ?

Vào thời của Freud, thế giới thô sơ hơn hiện nay rất nhiều, nhưng bản chất con người chẳng khác gì hôm nay. Freud nhìn thấu bản chất ấy và nhận ra hai xu hướng bản năng đối lập mà ông gọi là Eros và Thanatos :


– Eros là một từ gốc Hy-Lạp, được Freud sử dụng để biểu thị cái “libido” hoặc bản năng sống hướng tới thoả mãn các ham muốn dục vọng và sự sống còn. Ham ăn, ham uống, ham sắc dục, ham của cải vật chất, ham tiền bạc, ham danh lợi, … là những thứ ham muốn nằm trong cái Eros nói chung. Những ham muốn này là tự nhiên, xuất phát từ bản năng sinh tồn. Đối lập với bản năng sinh tồn là bản năng Thanatos.

– Thanatos cũng là một từ gốc Hy-Lạp, dịch ra tiếng Anh là “death wish”. Freud sử dụng thuật ngữ này để chỉ trạng thái “muốn huỷ hoại” – một trạng thái tâm lý tiêu cực như muốn đập phá, huỷ hoại mọi thứ bất chấp cái chết để giải quyết những bế tắc, căng thẳng trong cuộc sống. Biểu lộ thấp nhất của cái Thanatos là thói tự ái, nóng giận, nổi khùng mà ai cũng có thể có. Rất nhiều đổ vỡ trong hôn nhân hay trong quan hệ giữa người với người nói chung xuất phát từ những cơn tự ái bất chấp. Đó là lúc bản năng Thanatos trỗi dậy, không thể kiểm soát. Sự ghen tức, đố kị dẫn tới hãm hại lẫn nhau là biểu hiện cao hơn của Thanatos. Thù oán, giận dữ đến mức giết hại đồng loại là biểu hiện tột cùng của Thanatos.

Cả hai bản năng nói trên không chỉ tồn tại trong từng cá thể, mà có thể tồn tại ngay cả trong một cộng đồng xã hội, tạo nên một xu thế sống trong cộng đồng đó. Những vụ tự tử tập thể là một bằng chứng. Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, bề ngoài được che đậy bởi mục tiêu tôn giáo, nhưng thực chất cũng là một biểu hiện của cái Thanatos lên tới cực điểm. Có thể chỉ ra hàng đống ví dụ khác để thấy vai trò của Thanatos tác động tiêu cực đến xã hội loài người như thế nào.
Tất nhiên bản năng vô thức bị kiềm chế bởi lý trí – ý thức làm cho con người hơn hẳn con vật. Nhưng khả năng kiềm chế của lý trí lớn đến đâu? Lý trí có thể chiến thắng bản năng Eros và Thanatos hay không? Đây chính là câu hỏi khó nhất và cũng là quan trọng nhất khi nhận định về tương lai của nền văn minh. Nếu lý trí thắng, nền văn minh sẽ tiến lên. Nếu bản năng thắng, nền văn minh sẽ sụp đổ.

Có những xã hội cũng hành động điên rồ như những cá nhân tội phạm. Chủ nghĩa quốc xã Đức là cái gì nếu không phải là một tập thể hành động theo cái Eros (tranh giành quyền lợi) và Thanatos (tiêu diệt người Do Thái, lập nên những trại tập trung, lò thiêu người, …). Những mồ chôn tập thể của Khơ-Me đỏ những năm 1970…
Đôi khi những con quỷ ấy bị nguyền rủa như một thứ “bản năng dã thú” hay “bản năng súc vật”. Sự nguyền rủa này có phần oan uổng cho loài vật, vì thú dữ chỉ dữ khi chúng đói hoặc bị tấn công. Khi chúng được ăn no, chúng trở nên hiền lành đến mức có thể sai bảo. Đó là bí quyết của các môn xiếc động vật. Nói cách khác, bản năng của động vật là có giới hạn, và giới hạn này do Tự Nhiên quy định, đó chính là luật cân bằng sinh thái.

Vì thế không ngạc nhiên khi thấy Sigmund Freud, đã sớm có một cái nhìn đầy bi quan về mối quan hệ xung đột giữa nền văn minh với chính chủ thể sáng tạo ra nền văn minh đó: Nền văn minh muốn tiến lên để đem lại hạnh phúc cho con người, nhưng luôn luôn bị chệch hướng và thậm chí bị huỷ hoại bởi cái Eros và Thanatos.

Freud cảm nhận về tương lai của nền văn minh nhuốm vẻ tiên tri – chưa bao giờ xã hội loài người lâm vào tình trạng mất cân đối nghiêm trọng như hiện nay: mất cân bằng sinh thái; chiến tranh khu vực; khủng bố; suy đồi đạo đức; khủng hoảng tội ác; đám mây hạt nhân treo lơ lửng trên bầu trời; bất công xã hội lên đến mức vô đạo. Tình trạng căng thẳng này là không thể giải quyết được, do đó không bao giờ có thể có một xã hội thật sự lý tưởng, cũng như không bao giờ có một hạnh phúc và sự hài hoà thuần khiết của con người. Có lẽ đây là lý do căn bản để sự cùng khốn, bất công xã hội, và sự bất bình đẳng chính trị châm ngòi cho sự bùng nổ bạo lực và những căng thẳng xã hội.
Freud cho rằng tình trạng căng thẳng này là không thể giải quyết được, do đó không bao giờ có thể có một xã hội thật sự lý tưởng, cũng như không bao giờ có một hạnh phúc và sự hài hoà thuần khiết của con người. Có lẽ đây là lý do căn bản để sự cùng khốn, bất công xã hội, và sự bất bình đẳng chính trị châm ngòi cho sự bùng nổ bạo lực và những căng thẳng xã hội. Tuy nhiên nguồn gốc sâu xa của những căng thẳng đó chính là cái Thanatos – trạng thái muốn huỷ hoại được phóng chiếu lên các quốc gia, các nhóm sắc tộc, và các cá nhân. Vì cái Eros và Thanatos không thể hoà giải được với nhau nên tội lỗi của con người và sự thiếu vắng của một hạnh phúc trọn vẹn là điều khó tránh. Tất cả mọi hình thái của nền văn minh, từ nền tảng cốt lõi của chúng, đã là một sự đối kháng đối với xu thế bản năng và khát vọng căn bản nhất của chúng ta”.
Cách nhìn bi quan của Freud về con người và tương lai của nền văn minh cũng khiến một số người kết tội ông là hạ thấp gía trị của con người, thiên về cái xấu của con người thay vì đề cao giá trị của ý thức. Cái cảm nhận của Freud về tương lai của nền văn minh đó có thể là sai, và mong rằng nó sẽ sai, nhưng đó là tiếng chuông cảnh báo để tất cả chúng ta phải tỉnh thức!
Tuy nhiên, sẽ có ý nghĩa tích cực nếu ta coi ý kiến của Freud như những lời cảnh tỉnh. Chẳng hạn, ông nói: “Cái tôi không phải là ông chủ trong căn nhà của chính nó” (The ego is not master in its own house), đại ý ông muốn nói: thay vì làm chủ được chính mình, con người chỉ là những tên nô lệ của bản năng mà thôi. Nhận định này có thể đúng với người này, sai với người khác. Nhưng người nào càng tự phụ cho rằng ý thức của mình mạnh hơn bản năng, người ấy càng có nguy cơ rơi vào cạm bẫy của bản năng nhiều hơn.
………………………….
* Sigmund Freud 1856 - 1939 là một bác sĩ về thần kinh và là nhà tâm lý học người Áo. Ông là người đặt nền móng và phát triển học thuyết Phân tâm học. ông là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ XX.



Cầm lên hay Buông bỏ

* Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:

– Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà sư không nói gì rót nước sôi nóng vào cốc trà cô đang cầm, nước chảy tràn ra tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc. Lúc này nhà sư mới từ tốn nói: “Đau rồi tự khắc sẽ buông! Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?
.
* Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi:
– Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.
Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.
Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon.
.
Lúc này nhà sư từ tốn nói:
– Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!
Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.
…………………….

Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên & bỏ xuống chuyện của chính mình.



Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

Điều tôi giữ lại là tôi mất, điều tôi cho đi là tôi được

Trước cổng một nghĩa trang nọ, người ta thấy có một chiếc xe Rolls Royce sang trọng dừng lại. Bên trong xe là một người đàn bà với dáng vẻ ốm yếu.

Ra khỏi xe, người đàn bà tự giới thiệu và nói với người thanh niên giữ cổng nghĩa trang:
.
– Từ hai năm qua, mỗi tuần, tôi là người đã gửi cho anh 5 đô la để mua hoa và đặt trên mộ con trai tôi, nhưng nay các bác sĩ bảo rằng tôi không còn sống được bao lâu nữa, nên tôi đến đây để chào từ biệt và cảm ơn anh đã mua hoa giùm tôi.
Thế nhưng, người đàn bà không ngờ rằng người giữ cổng nghĩa trang trả lời:
.
– Thưa bà, tôi thấy thật là đáng tiếc khi bà đã làm điều ấy!
Người đàn bà cảm thấy như bị ai đó vả vào mặt. Nhưng bà vẫn còn đủ bình tĩnh hỏi lại người thanh niên:
– Tại sao anh lại lấy làm tiếc về cử chỉ cao đẹp như thế?
.
Người thanh niên giải thích:
– Thưa bà, tôi lấy làm tiếc vì những người chết như con trai bà, chẳng bao giờ còn có thể thấy được một cánh hoa nào nữa!
Bị chạm tự ái, người đàn bà liền cao giọng:
– Anh có biết anh đã làm tổn thương tôi không?
.
Người thanh niên bình tĩnh trả lời:
– Thưa bà, tôi thành thật xin lỗi, tôi chỉ muốn nói với bà rằng còn có rất nhiều người đang cần đến những cánh hoa của bà hơn. Tôi là hội viên của một tổ chức chuyên đi thăm những người già lão, các bệnh nhân trong viện dưỡng lão, bệnh viện. Chính họ mới là những người đang cần đến những cánh hoa của chúng ta, họ có thể nhìn thấy và ngửi được cánh hoa ấy.
.
Nghe thế, người đàn bà ngồi lặng trên chiếc xe sang trọng một lúc, rồi ra hiệu cho tài xế nổ máy.
.
Vài tháng sau người đàn bà trở lại nghĩa trang. Nhưng lần này không cần ai giúp đỡ, bà tự động bước xuống xe với một dáng vẻ vui tươi nhanh nhẹn hơn, và điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, với một nụ cười rạng rỡ, bà nói với người thanh niên giữ cổng:
.
– Anh đã có lý, tôi nghe lời anh và mang hoa đến cho những người già lão, bệnh tật. Quả thật, điều đó đã làm cho họ được hạnh phúc. Nhưng người thực sự hạnh phúc chính là tôi. Các bác sĩ không biết được bí quyết đã làm tôi khỏe mạnh lại. Nhưng tôi đã khám phá ra cái bí quyết ấy, tôi đã tìm ra lẽ sống.
.
Một ngạn ngữ Anh cũng nói câu nói tương tự: “Điều tôi tiêu đi là tôi có, điều tôi giữ lại là tôi mất, điều tôi cho đi là tôi được”.
.
ST