Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

MỤC LỤC BÀI ĐĂNG 2019 - 2013

Cách tìm bài : Bạn nhấn Ctrl+F để mở cửa sổ và gõ từ cần tìm vào, bài cần tìm sẽ được đánh dấu và bạn chỉ cần nhấp chuột vào đó là có ngay bài cần đọc


Năm 2019

▼  tháng tư (8)

▼  tháng ba (10)






▼  tháng mười (8)


▼  tháng tám (9)

▼  tháng sáu (11)






▼  tháng mười một 











      tháng hai 
 tháng sáu 
        tháng ba (1)

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

Nền văn minh hiện đại sẽ đưa loài người đi về đâu?


Francois Rabelais đã từng cảnh báo: “Khoa học vô lương chỉ là sự hư nát của linh hồn!”. Khó có thể tưởng tượng ngay từ thế kỷ 16, khi khoa học chưa lộ diện mặt trái của nó rõ rệt như hiện nay, Rabelais đã có thể đưa ra những lời cảnh báo tiên tri như vậy.

Nhưng dường như hậu thế không đếm xỉa tới lời tiên tri đó. Khi bị chất vấn về tác hại của trò chơi điện tử đối với trẻ em, một ông chủ hãng điện tử Nhật Bản trả lời: “Nó cũng như con dao nhà bếp thôi, có thể rất tiện lợi, mà cũng có thể rất có hại. Con dao không có lỗi. Lỗi là ở người dùng nó”. Câu trả lời phỉ phủi trách nhiệm này thực ra đã phơi bầy bản chất của khoa học: Khoa học chỉ là một phương tiện, một công cụ, nó không chịu trách nhiệm về nhân tính.

Trước cám dỗ vật chất, lương tri khoa học có vẻ như ngày càng trở thành món hàng xa xỉ ! Một trong những lĩnh vực bị cám dỗ mạnh nhất hiện nay là nghiên cứu tế bào gốc (stemcells), vì tế bào gốc sẽ cho phép tạo ra các mô dùng trong y học phẫu thuật lắp ghép các cơ phận của con người, phục vụ cho những bệnh nhân tỷ phú trên thế giới.
Tại một công ty nghiên cứu tế bào gốc (stemcells) ở California, sau khi thành công trong thí nghiệm cấy não người vào não chuột, chuẩn bị thí nghiệm ngược lại là cấy não chuột vào não người, người chủ trì đề tài là Irving Weissman, giáo sư Đại học Stanford, bị báo chí chất vấn về nguy cơ thí nghiệm này sẽ xoá nhoà ranh giới giữa động vật và con người, Irving trả lời gọn lỏn: “Vấn đề bạn lo lắng thuộc phạm trù của các nhà đạo đức học, còn giới khoa học chúng tôi không thể quy định đâu là giới hạn nghiên cứu”.

Nhóm nghiên cứu Antinori ở Ý, đã tuyên bố rằng sẽ tạo ra con người bằng nhân bản vô tính tại những nơi không bị luật pháp cấm, bất chấp sự nguyền rủa của dư luận.
Tại Úc, một công ty stemcells đã bị phát giác làm thí nghiệm cấy tế bào người vào nhân trứng lợn, và đã tạo ra một tế bào sống được 42 ngày. Thực ra tế bào này không tự chết, mà đã bị giết chết, vì khi kiểm tra, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy nếu để nguyên cho nó sinh thành thì sẽ có một sinh vật mới ra đời, đó là một người-lợn hoặc lợn-người, Tờ Daily Telegraph đã lên án gay gắt việc làm bất lương này, nhưng sau đó không nghe thấy ồn ào gì tiếp. Việc tầy trời như thế không hề thấy xét xử giống như bao nhiêu vụ tội phạm khác. Phải chăng đồng tiền đã thống trị lương tri?
Ngay sau thảm hoạ nguyên tử 1945 đã xuất hiện rất nhiều cảnh báo của những nhân vật được coi là thông thái bậc nhất:
Đó là cảnh báo của Max Born, một nhà vật lý xuất sắc từng đoạt Giải Nobel vật lý năm 1954: “Khoa học và kỹ thuật phá hoại nền tảng đạo đức của văn minh, và sự phá hoại đó là vô phương cứu chữa”!

Đó cũng là cảnh báo của Jawaharlal Nerhu: “Con người về phương diện kỹ thuật đã vươn tới những vì sao, nhưng lại không hề được trau dồi một tí gì về quan hệ giữa người và người. Và chính vì lẽ đó mà nền văn hoá đạo đức xã hội tụt lại xa đằng sau kỹ thuật”.

Đó chính là lý do để “ông thánh khoa học” Albert Einstein cũng phải buồn rầu thốt lên rằng trí tuệ chỉ có sức mạnh cơ bắp nhưng phi nhân tính.
Tại sao khoa học “cơ bắp” được tôn sùng như Thần? Vì nó tạo ra của cải vật chất, tức là mang lại tiền bạc và sức mạnh. Tại sao khoa học nhân văn ngày càng bị lép vế? Vì nó lo chăm sóc phần hồn của con người, do đó không trực tiếp tạo ra tiền bạc và sức mạnh “cơ bắp”. Một khi bị loá mắt trước tiền bạc, con người sẽ tôn sùng cái làm ra tiền và khinh thường cái không làm ra tiền. Đó là lúc bản năng vô thức – cái mà Sigmund Freud gọi là Eros và Thanatos – trỗi dạy một cách mạnh mẽ, hối thúc con người chạy ùa theo cái thấp hèn. Đây là một bước thụt lùi nghiêm trọng của nền văn minh.
Nhân loại ngày nay cũng đang bối rối đặt câu hỏi: Nền văn minh hiện đại sẽ đưa loài người đi về đâu?

Hạnh phúc điều được ban phát, vận may ?

Krishnamurti và Osho có cái nhìn rất gần với Phật giáo về trạng thái hạnh phúc đích thực chính là khoảnh khắc thức tỉnh tâm linh. Phật giáo không đưa ra định nghĩa rõ ràng về hạnh phúc mà đúc rút lại trong lời dạy của Thích Ca: “Này các Tỳ kheo, trong tất cả pháp, dù là pháp hữu vi hay vô vi, pháp giải thoát ly tham (viràga,) là cao cả nhất. Ấy nghĩa là giải thoát khỏi kiêu mạn, diệt trừ tham, nhổ tận gốc sự chấp thủ, cắt đứt sự tiếp tục, dập tắt khát ái, giải thoát, chấm dứt, Niết-bàn”. Như vậy, hạnh phúc đích thực chính là trạng thái Niết-bàn mà trong trạng thái ấy mọi sự ràng buộc được xây dựng bởi các ảo tưởng đều tan biến. 

Hạnh phúc ở cấp độ khoái lạc mà Osho đề cập đến gần với sự kích thích Tham – Sân – Si, những thứ mà người tu hành phải bỏ lại trên đường đạo. Như vậy, để đạt tới trạng thái Niết-bàn hay hạnh phúc đích thực, người ta cần phải buông bỏ chứ không phải là chờ đợi sự ban phát.
Kinh điển Phật giáo cho rằng hạnh phúc đích thực chỉ đạt được khi buông bỏ nhưng khi Phật giáo được truyền vào các cộng đồng vẫn chịu ảnh hưởng của tư duy nguyên thủy thì các vị Phật và bồ tát dần dần được biến thành các vị thần ban phát hạnh phúc.
Một trường hợp tương tự cũng xảy ra với Đạo giáo khi các tư tưởng Đạo giáo vốn đề cao lẽ vô vi, đời sống tiêu diêu thoát tục, lại được tích hợp với thói quen tín ngưỡng thờ cúng các vị thần những mong các vị thần có thể giáng phúc và cứu rỗi con người khỏi tai họa.
Suy cho cùng, con người vẫn không tin tưởng vào trải nghiệm hạnh phúc đích thực mà chỉ đuổi theo hạnh phúc mang tính khoái lạc bởi khoái lạc có thể nhìn thấy được, dễ dàng đoạt lấy, dễ dàng nhận biết và cũng dễ khiến người khác ghen tị còn hạnh phúc đích thực lại khiến người ta mất đi quá nhiều. Do đó, họ vẫn chọn các ảo giác về hạnh phúc thay vì hạnh phúc đích thực.
Đi từ một vận may đến trạng thái thức tỉnh tâm linh hay tự do khỏi mọi ràng buộc, thái độ của các tôn giáo với hạnh phúc đã trải qua một bước tiến hóa về tâm thức. Dù rằng lực hút của cõi đời trần tục vẫn níu chân nhân loại, nhưng vẫn có những bậc đạt đạo đã vượt thoát khỏi lực hút ấy và để lại ý tưởng hướng tới tự do đích thực – hạnh phúc đích thực.
-------------
* J. Krishnamurti, (1895 – 1986) Huân chương Hòa Bình của Liên Hợp Quốc năm 1984, là một tác gia Ấn Độ và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Các chủ đề: mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người, và phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu.
* Osho ( 1931 – 1990) tên thật là Chandra Mohan Jain là một nhà huyền môn, bậc thầy tâm linh người Ấn Độ, ông được xem như là một vị thầy huyền bí, có Trên 600 sách, vài nghìn băng âm thanh và vi deo về đề tài tâm linh.



Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

Trở Thành Người Học Tập Trọn Đời

Trong khoảng 22 năm đầu đời, “công việc” chính của chúng ta là học tập. Phần lớn thời gian ta ở trên lớp để tiếp thu kiến thức mới. Sau đó, khi đã tốt nghiệp, ta có cảm giác giai đoạn học tập trong đời mình đã kết thúc và giờ đây đã đến lúc bước ra thế giới bên ngoài. Có bao giờ bạn cho rằng ý nghĩ đó lạ đời không? Rằng chỉ nên dành ¼ cuộc đời cho việc học, và sau đó trong ¾ quãng thời gian còn lại ta có thể tự mãn với những kiến thức mình học được.


Đó là một ý nghĩ sai lầm – nhưng nhiều người lại mắc phải, ít nhất là trong vô thức. Nhà trường không hẳn là nơi duy nhất cung cấp kiến thức cho bạn. Việc bạn hoàn thành giáo dục chính quy không có nghĩa là sự học của bạn kết thúc!

Vì Sao Nên Trở Thành Một Người Học Tập Trọn Đời?

1. Bạn sẽ kiếm tiền nhiều hơn

Cách đây 50-60 năm, bạn có thể hoàn thành chương trình đại học và có tất cả kiến thức cần thiết cho sự nghiệp sau này. Nhưng trong thị trường việc làm ngày nay. Những kỹ năng hàng đầu cách đây 50 năm có thể đã lỗi thời, và những công việc mà chúng ta sẽ làm trong vài thập kỷ tiếp theo có lẽ thậm chí chưa từng tồn tại. Nếu muốn tiếp tục cạnh tranh trong thị trường việc làm ngày nay và có khả năng kiếm nhiều tiền hơn, bạn cần trở thành một người tự học.
Có vô số tấm gương trong lịch sử những nhân vật nổi tiếng, những người biết cách tạo ra những doanh nghiệp phát đạt mà không cần được đào tạo chính quy: Benjamin Franklin, Thomas Edison và Henry Ford… Vô số chủ doanh nghiệp vừa trở nên thành công cũng chưa từng có bất kỳ bằng cấp nào, đơn giản chỉ nhờ vào việc tự học những gì họ cần biết và không ngừng mày mò học hỏi.

2. Bạn sẽ trở nên thú vị và lôi cuốn hơn

Những người từng gặp Theodore Roosevelt ( Tổng thống thứ 26 Hoa kỳ) luôn bị ấn tượng sâu sắc bởi khả năng trò chuyện của ông với bất kỳ ai về bất kỳ chủ đề nào có thể nghĩ ra. Các nhà khoa học bị mê hoặc trước kiến thức về những học thuyết phức tạp của Roosevelt, tầng lớp thượng lưu bị ấn tượng mạnh mẽ bởi những hiểu biết tài tình của ông.
Theo ước tính của chính Theodore Roosevelt, cả cuộc đời ông đã đọc hàng chục ngàn quyển sách, bao gồm hàng trăm quyển bằng tiếng nước ngoài. Kết quả là ông có thể kết nối với bất kỳ ai, từ bất cứ ngành nghề nào, về những gì mà người khác thật sự quan tâm.

3. Bạn sẽ trở thành một lãnh đạo tốt hơn

Khả năng kết nối với người khác không những làm bạn trở nên thú vị hơn mà còn giúp bạn có sức ảnh hưởng hơn. Nền tảng kiến thức của bạn càng rộng lớn, bạn càng có thể hiểu được người khác, và càng có nhiều giải pháp hay hơn có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề và vượt qua những thử thách.

4. Bạn sẽ trở nên độc lập và thành thạo

Thời xưa thì có thư viện, thời nay lại có thêm internet đó là các công cụ giúp bạn tự thực hành nhiều việc hữu ích trong đời sống thường nhật. Bạn sẽ trở nên độc lập và thành thạo, giảm thiểu sự phụ thuộc với người khác, nhất là trong tình huống đặc biệt. 

5. Việc học hỏi trọn đời giúp não bộ luôn khỏe mạnh

Henry Ford từng nói, “Bất cứ ai ngừng học tập chính là người già cỗi, dù ở tuổi 20 hay 80. Bất cứ ai tiếp tục học hỏi sẽ vẫn mãi trẻ trung. Điều tuyệt vời nhất trong đời là giữ cho trí tuệ luôn tươi trẻ.” Gần 100 năm sau, khoa học đã công nhận giá trị lời nói của Henry Ford. Margie E. Lachman, nhà tâm lý học thuộc Đại học Brandeis chuyên về sự lão hóa cho biết, “Giáo dục dường như là liều thuốc tiên có thể mang lại cho chúng ta một cơ thể và tinh thần khỏe mạnh trong suốt giai đoạn trưởng thành và thậm chí giúp ta sống lâu hơn.
Một nghiên cứu cho thấy những người già hơn vẫn nhạy bén trong nhận thức và hiếu kỳ về thế giới xung quanh thì khả năng mắc bệnh đãng trí và Alzheimer thấp hơn 2,6 lần so với những người không rèn luyện tư duy của mình.

6. Bạn sẽ hài lòng với cuộc sống hơn

Trong quyển Drive, Dan Pink cho rằng chúng ta cần 3 yếu tố để cảm thấy có động lực và hài lòng với cuộc sống: sự tự chủ, sự tinh thông và mục đích. Việc trở thành một người học tập trọn đời đáp ứng cả 3 nhu cầu tâm lý này.
Khi là người tự học, thì bạn sẽ chủ động chọn kiến thức mình tiếp thu. Nói cách khác, bạn tự chủ. Khi học những kỹ năng mới, bạn sẽ tận hưởng cảm giác tích cực đến cùng sự tinh thông. Và bạn sẽ cảm thấy có lại mục đích sống. Kiến thức của bạn sẽ giúp bạn tạo ra những mối quan hệ mà nếu không có nó thì bạn sẽ không bao giờ nhận ra. Càng học hỏi, bạn càng nhận ra mình đã bỏ lỡ biết bao điều quan trọng và mất đi nhiều cơ hội tốt.

7. Bạn sẽ “người” hơn

Như phát biểu nổi tiếng của Robert Heinlein:
Một con người nên có khả năng thay tã cho con, lên kế hoạch hành động, mổ thịt một con gà, lái một chiếc tàu, thiết kế một tòa nhà, viết một bài thơ ngắn, cân đối sổ sách, xây một bức tường, an ủi những người sắp lìa đời, nhận lệnh, ra lệnh, hợp tác, làm việc một mình, phân tích một vấn đề mới, nấu một bữa ăn ngon, đấu tranh hiệu quả, hy sinh dũng cảm. Còn sự chuyên môn hóa thì dành cho loài côn trùng.”
Có vô số nguồn miễn phí trên mạng để bạn học mỗi ngày. Dưới đây là một vài nguồn tuyệt vời nhất:
  • Blinkist: Blinkist giống như website SparkNotes cho các cuốn sách phi hư cấu (non-fiction). Từ kinh doanh, cho đến triết học, lịch sử và nhiều hơn nữa, Blinkist cho phép bạn đọc mô tả các cuốn sách mà có thể lĩnh hội trong 15 phút!
  • Coursera: Coursera hợp tác với các trường đại học hàng đầu trên khắp thế giới để cung cấp các lớp học trực tuyến miễn phí. Bạn có thể tham dự các lớp học thuộc nhiều lĩnh vực như khoa học máy tính, tâm lý hay toán học…
  • OpenStudy: OpenStudy là một mạng lưới học tập xã hội cho phép bạn kết nối với các cá nhân khác có cùng mục tiêu học tập giống bạn.
  • Khan Academy: Tôi cực kỳ yêu thích Khan Academy. Bạn có thể tìm thấy hơn 4.000 video bao trùm nhiều chủ đề từ đại số cho tới tài chính, lịch sử.
  • Duolingo: Website miễn phí để học tiếng nước ngoài.
  • Code Academy: Học code miễn phí với các bài tập có tính tương tác.
  • edX: Đại học Harvard và MIT đã hợp tác cùng nhau để tạo ra những khóa học trực tuyến miễn phí, tương tác. Bạn có thể tìm thấy các khóa học về mọi chủ đề.
  • Udacity: Udacity giống với Coursera và edX. Các lớp học bậc đại học miễn phí.
  • CreativeLive: Tôi mới phát hiện ra CreativeLive cách đây vài tuần. Đây là một ý tưởng rất thú vị. Bạn có thể theo dõi live stream của các khóa học đang được dạy miễn phí, nhưng nếu muốn theo dõi khóa học bất cứ lúc nào bạn muốn thì bạn phải trả phí. Các khóa học tập trung nhiều vào các chủ đề kinh doanh và sáng tạo như videography và online marketing.
  • TED: TED chứa đựng rất nhiều bài diễn thuyết và bài giảng không chỉ của các giáo sư mà còn của những con người thú vị từ khắp nơi trên thế giới và từ nhiều tầng lớp khác nhau. TED Talks còn hơn cả những bài giảng học thuật, thường khá hài hước và tập trung vào những chủ đề và ý tưởng thú vị. Dưới 20 phút cho mỗi bài nói chuyện nên chúng rất tuyệt vời cho những ai có khoảng chú ý ngắn hạn (short attention span).

  • iTunes U: iTunes U cho phép bạn tải xuống hàng ngàn bài giảng miễn phí dưới dạng podcast của các chuyên gia hàng đầu thế giới.





Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

Singapore giảm dần kiểm tra, thi cử cho học sinh

Nền giáo dục 'Đảo quốc Sư tử' sẽ giảm bớt các đợt kiểm tra giữa kỳ ở một số cấp học, đồng thời sổ liên lạc cũng được thay đổi theo hướng giảm áp lực đánh giá và điểm số.
.
Đây được cho là nỗ lực của ngành giáo dục nước này, nhằm bỏ đi những mục tiêu ngắn hạn, đồng thời chú trọng đến việc giúp các em học sinh tìm thấy niềm vui trong học tập.
.
Trong năm học này, học sinh tiểu học sẽ “thoát” các bài kiểm tra đầy khó nhọc mà các lứa học sinh trước đây đã từng trải qua.
.
Nhấn mạnh thông điệp: “Học tập không phải là đấu trường", chương trình học của học sinh Singapore sẽ không còn bao gồm thứ hạng học sinh, ở cả cấp Tiểu học và Trung học. Các mức đánh giá học sinh cũng sẽ không được áp dụng, để ngăn ngừa áp lực điểm số và thành tích.
.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ong Ye Kung cho biết, mục tiêu chính mà các nhà trường cần hướng đến, đó là cân bằng niềm ham học và những chuẩn mực giáo dục.
.
Bước thay đổi mang tính cách mạng này sẽ giúp các giáo viên có thể nghiên cứu và ứng dụng nhiều cách dạy học mới, mang tính khơi gợi niềm yêu thích học tập. Bộ Giáo dục cũng cho biết, bỏ kỳ thi giữa kỳ sẽ giúp học sinh có thêm thời gian để tự tìm tòi, khám phá, dần trưởng thành qua từng cấp học.
.
Việc cải cách hệ thống kiểm tra, đánh giá của giáo dục Singapore đều nằm trong lộ trình có tên gọi “Học tập cho cuộc sống”. Được đánh giá là đem lại những giá trị, thái độ và kỹ năng cho mọi học sinh, “Học tập cho cuộc sống” là cơ sở để đảm bảo giáo dục sẽ tiếp tục duy trì sự phát triển không ngừng về mọi mặt của xã hội.
.
Điều quan trọng nhất mà ngành giáo dục cần làm, theo lời Bộ trưởng Ong, thay vì thúc giục làm bài tập về nhà hay so sánh điểm giữa các học sinh, phải là: “Làm sao để giữ sự háo hức trong ánh mắt của mỗi em học sinh khi đến trường?”