Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2018

MỤC LỤC BÀI ĐĂNG 2018 - 2013

( Cách tìm bài : Bạn nhấn Ctrl+F để mở cửa sổ và gõ từ cần tìm vào, bài cần tìm sẽ được đánh dấu và bạn chỉ cần nhấp chuột vào đó là có ngay bài cần đọc)




▼  tháng sáu (11)






▼  tháng mười một 












      tháng hai 
           tháng sáu 
                      tháng ba (1)

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

Để cho tình cảm giữa người bền lâu



Khi còn bé, chơi với bạn bè quá thân mật, nên cũng dễ chỉ vì một việc nhỏ mà cảm thấy đối phương phiền phức.
Khi lớn lên, vì quá gần gũi với người thân, mà cảm thấy đánh mất không gian của riêng mình.
Sau khi kết hôn, việc sống chung với nửa còn lại đã tiêu hao phần lớn thời gian riêng tư. Lúc đầu, muốn biết tất cả về đối phương, họ cũng muốn biết hết thảy về mình, hai bên đều vui vẻ chia sẻ, nhưng qua thời gian dài, lại cảm thấy khó chịu…
Tất cả những mối quan hệ thân thiết, tỉnh cảm đều cần “khoảng cách”
Hai người nông dân, có mối quan hệ rất tốt, nên muốn trồng rau chung ở một chỗ. Nhưng vì rau mọc quá dày, chen chúc vào nhau, để rồi đều bị héo úa. Hai người đều oán trách, là do rau của người kia chiếm diện tích. Sau này mối quan hệ giữa họ dần trở nên bất hòa.
Mọi mối quan hệ đều cần có khoảng cách, giữa người với người, không nên quá gần gũi.
Quá xa tổn tình, quá gần tổn hữu. Cảm tình dù có tốt, cũng nên có khoảng cách, quan hệ có thân thiết, cũng phải có cho mình sự riêng tư.
Trong hôn nhân, cần có khoảng cách, hôn nhân không phải là trói buộc, mà là bổ sung cho nhau
Trong tình yêu, cần có khoảng cách, không cần thiết phải biết mọi thứ về nhau. Trong tình thân cũng cần có khoảng cách.
Cuộc sống luôn là va chạm, vì thế không nên quá so đo. Nhưng trong các mối quan hệ phải đắn đo, không nên xa quá cũng không nên gần quá.
Không xa không gần là một loại cảnh giới, là một kiểu nắm giữ chắc chắn nhất. Con người đều có trường của mình, quá gần sẽ bị hút vào, quá xa thì khó có thể hấp dẫn. Các mối quan hệ cần được điều chỉnh để cho cảm tình tốt hơn.
Sống chung cũng là một loại học vấn, cần phải điều chỉnh để đạt đến trạng thái thích hợp nhất
Tình là một cốc nước, nóng lạnh vừa phải, uống vào sẽ cảm thấy thoải mái nhất, vì thế cần phải thay đổi, để cho tình cảm được lâu dài, bền vững hơn.
Không có thành công một ngày, cũng không thể một bước đặt cảm tình đúng vị trí, vì luôn phải từng bước điều chỉnh cho thích hợp.
Muốn duy trì các mối quan hệ bền vững, thì không nhất định phải quá gần gũi, mà cần có một khoảng cách, như thế mới có thể lâu dài.



Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

Bến xinh xinh, người xinh xinh

Đi ngược dòng văn học cổ điển Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta có thể dẫn ra bao thiên diễm tình mà khởi đầu là những bước đi e ấp rụt rè, nhưng hình như càng e ấp bao nhiêu thì về sau càng đắm đuối thiết tha. Gót ngập ngừng của nàng Thôi Oanh sau bức rèm the đã khiến Trương Quân Thuỵ đê mê chẳng nỡ rời chân. Và cuối cùng thì họ cũng bước qua được ngưỡng cửa tôn nghiêm của một gia đình thế tộc để cùng nhau hẹn ước.


Khi hai tâm hồn đồng điệu đã chấp nhận thông điệp của nhau thì điều gì đến ắt là phải đến. Thuý Kiều đoan trang trong trướng màn che, mà dám băng qua chốn rừng khuya mượn cớ bỏ quên cành kim thoa để sang gặp Kim Trọng. Thi hào Nguyễn Du chẳng những đã lưu lại cho đời một áng thơ bất hủ, mà cuộc đời ông lúc thiếu thời cũng từng là sự thể nghiệm một cuộc tình đẹp như những trang Kiều tuyệt tác của ông.
Xin muợn câu chuyện gần đây của nhà văn Đắc Trung về mối tình của Nguyễn Du với cô lái đò (báo PNVN số 21/93) để minh hoạ:
Hồi còn đi học ở quê với bạn thân là Nguyễn Thiệp, chàng khoa sinh họ Nguyễn đã đem lòng mến cái duyên đằm thắm của cô lái đò ngày ngày chở hai chàng sang sông. Rồi một buổi chàng nhờ bạn chuyển cho nàng 4 câu thơ:
Ai ơi chèo chống tôi sang
Kẻo trời trưa trật lỡ làng tôi ra
Còn nhiều qua lại lại qua
Giúp nhau cho mấy để mà…
Chàng dụng ý bỏ lửng câu cuối để thử lòng cô gái. Mấy ngày sau tín hiệu đã được hồi âm. Nguyễn Thiệp cho bạn biết rằng cô định lấy hai chữ "quen nhau" điền vào chổ trống. Từ hôm ấy, mỗi chuyến đò tuy hai người vẫn còn ý tứ chưa bắt chuyện nhưng qua ngôn ngữ của ánh mắt, họ đã hiểu lòng nhau. Ít ngày sau, người đẹp lại nhờ "sư gia" Nguyễn Thiệp báo cho tác giả bài thơ biết rằng cô muốn thay hai chữ quen nhau bằng "thương nhau".
Còn Nguyễn Du thì dựa vào tình ý đó, gửi một thông điệp thứ hai:
Quen nhau nay đã nên thương.
Cùng nhau chấp nối tơ vương chữ tình
Bến xinh xinh, người xinh xinh
Trên trời dưới nước, giữa mình với ta.
Vì những lý do ngoài ý muốn của hai người, mối tình bị dang dỡ, song dù sao kỷ niệm đẹp về mối tình đó chắc chắn không bao giờ phai mờ trong ký ức của họ.
Vì thứ nhất, những mối tình đằm thắm bao giờ cũng là sự trao đổi thông điệp hai chiều. Đó là những tín hiệu từ xa đến gần, từ thấp đến cao, từ gặp gỡ thân quen đến yêu thương gắn bó. Tần số yếu mạnh, cung bậc thấp cao là tuy theo đối tượng, nhưng bao giờ cũng đi từ tiệm tiến đến đột biến.
Tình yêu là sự hoà hợp giữa hai tâm hồn đồng điệu. Nhưng cuộc phiêu lưu tình ái bằng những bước mạo hiểm thường dẫn đến sự đổ vỡ đáng tiếc, mà nguyên nhân chính là xuất phát từ một quan niệm thô thiển về tình yêu. Còn khi cả hai người cùng ‘chọn mặt gửi vàng’ thì sớm muộn gì thông điệp gửi đi cũng có hồi âm thuận lợi.
Nét đẹp thứ hai của những mối tình được truyền tụng đến nay là cả hai trái tim cùng hoà điệu, nhưng họ có thể đắm đuối mà không mù quáng, nhất là người con gái. Cho nên ngay cả khi tơ duyên bị dang dở, họ vẫn giữ được ‘tiết sạch trong’ và những kỷ niệm ngọt ngào suốt đời không phai lạt. Biết giử một khoảng cách cần thiết, đó là tôn trọng lẫn nhau và cũng là bí quyết củng cố cho tình yêu bền vững.
Tình yêu chân chính không có con đường tắt dẫn đến hạnh phúc lứa đôi. Cho nên xin đừng vội trách yêu nhau mà sao phải ‘bài bản’ đến thế. Có hạnh phúc nào hơn khi tuổi trẻ hôm nay được tự do tìm hiểu lẫn nhau, chẳng sợ người đời xét nét, nhưng mọi sự sa dà đều dẫn đến những hậu quả không lường hết được.
Suy ngẫm về cái cốt cách đạo lý nhân bản của những thiên diễm tình thuở trước chính là tiếp sức cho sự nảy nở những mối tình đẹp hôm nay.