Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2018

Bức tranh tuyệt đẹp giáo dục Phần Lan.


Từ một quốc gia không có tên trên bản đồ giáo dục thế giới, Phần Lan gây bất ngờ khi đứng đầu bảng xếp hạng của chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) trong lần đầu khảo sát vào năm 2000 và liên tục nằm trong vị trí top đầu những kỳ khảo sát sau đó.
Những lý do làm nên thành công lớn lao của Phần Lan trong giáo dục toàn cầu :
* Ít thời gian ở trường = Nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
Học sinh ở Phần Lan sẽ bắt đầu đi học khi năm lên 7 tuổi. Những đứa trẻ của họ vẫn được là những đứa trẻ, học qua việc chơi và khám phá hơn là việc ngồi gò bó ở trong lớp học. Những đứa trẻ bắt đầu đến trường khi chúng thực sự sẵn sàng và tập trung để học.
* Ít thời gian giảng dạy = Nhiều thời gian lên kế hoạch hơn
Theo OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) , trung bình một giáo viên Phần Lan dạy 600 giờ mỗi năm tức là khoảng 4 hoặc ít hơn 4 tiết dạy mỗi ngày. Trung bình một giáo viên ở Hoa Kỳ có thời gian dạy gần gấp đôi với hơn 1.080 giờ giảng dạy trên lớp mỗi năm. Điều này tương đương với 6 hoặc hơn 6 tiết dạy mỗi ngày. Hệ thống này cho phép giáo viên Phần Lan có nhiều thời gian hơn để lên kế hoạch và ý tưởng cho giờ dạy của mình. Điều đó cho phép họ tạo ra sự tuyệt vời, và những giờ học đầy hấp dẫn.
Giáo viên được đào tạo để giải những bài kiểm tra của chính mình thay vì những bài kiểm tra được chuẩn hóa.
* Ít giáo viên = Nhiều sự chắc chắn và quan tâm
Học sinh tiểu học ở Phần Lan thường có chung giáo viên trong 6 năm học. Cùng một giáo viên sẽ quan tâm, giáo dục và định hướng sự giáo dục cho nhóm học sinh trong 6 năm. Và bạn nên tin tưởng hơn rằng trong 6 năm này với 15-20 học sinh, những giáo viên này sẽ tính toán nhu cầu giảng dạy riêng và kiểu học riêng cho mỗi học sinh. Những giáo viên này biết mỗi học sinh của họ đang ở mức độ nào và có thể đi đến đâu. Họ theo dõi sự tiến bộ của những đứa trẻ và sự quan tâm cá nhân có đầu tư khi nhìn những đứa trẻ thành công và đạt được mục tiêu của chúng. Nếu có bất kỳ sự kỷ luật hay những vấn đề về hành vi, giáo viên sẽ ngăn chặn và xử lý nó trong suốt 6 năm học.
* Ít nhận ứng viên = Nhiều hơn sự tự tin trong đội ngũ nhà giáo
Những đứa trẻ sẽ có cùng một giáo viên trong 3 đến 6 năm học. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu đứa trẻ của bạn có một giáo viên dở tệ? Ở Phần Lan chắc chắc rằng sẽ không có giáo viên dở. Giáo dục tiểu học là tấm bằng có tính cạnh tranh nhất tại Phần Lan.
Các sở giáo dục tiểu học ở Phần Lan chỉ nhận 10% số ứng viên và từ chối hàng nghìn ứng viên mỗi năm. Để trở thành một giáo viên không chỉ là người có bằng cấp sáng giá nhất, mà họ phải trải qua một loạt các buổi phỏng vấn và xem xét về tính cách cá nhân. Vì vậy giáo viên là người giỏi nhất trong lớp chưa đủ, bạn cần phải có những khả năng ứng biến tự nhiên để giảng dạy.
* Ít giờ dạy = Thêm sự nghỉ ngơi
Học sinh có 3 đến 4 tiết học một ngày, đồng thời có giờ giải lao, giờ ăn nhẹ... 15 đến 20 phút này sẽ giúp họ tiêu hóa những gì mình đang học, sử dụng sức lực, duỗi thẳng đôi chân, hít thở không khí trong lành và lắc lư để thư giãn hệ thần kinh trong những lần nghỉ ngơi. Học sau khi có hỗ trợ hoạt động thể chất cần thiết cho trẻ để học được nhiều hơn.
Giáo viên cũng có những giờ nghỉ ngơi này. Giáo viên cấp 2 thường có 10 đến 20 phút nghỉ ngơi giữa các tiết. Phòng nghỉ ngơi của giáo viên khác nhau tùy vào trường học nhưng thường có một vài chiếc bàn, ghế, một bình cà phê, một phòng bếp, một chút thức ăn nhẹ và hoa quả, và ở đây các giáo viên có thể nói chuyện và trao đổi. Thậm chí một vài người còn sử dụng cả ghế mát xa.
* Ít kiểm tra = Học nhiều hơn
Hãy tưởng tượng tất cả những điều thú vị mà bạn có thể làm với sinh viên của mình nếu không có một bài kiểm tra khổng lồ hiện ra lờ mờ trên đầu của bạn mỗi năm. Hãy tưởng tượng sự tự do bạn có thể có là nếu lương của bạn không phải liên quan đến điểm thi của học sinh. Hãy tưởng tượng bài học sẽ trở nên thú vị và kích thích như thế nào! Mặc dù nó vẫn còn những tồn tại, nhưng sẽ có ít áp lực hơn đối với giáo viên ở Phần Lan trên từng trang giáo án.
Giáo viên chỉ đơn giản tin tưởng họ làm tốt và có thể kiểm soát lớp học của họ và nội dung học của lớp. Giáo viên có thể dám liều lĩnh thử những điều mới và tạo ra sự thú vị và những giáo án đầy hấp dẫn và điều đó cho phép học sinh của họ trở nên sẵn sàng thực sự khi bước vào thực tế. Họ có thời gian để dạy những kỹ năng phát triển, dạy học sinh biết làm thế nào để bắt đầu một dự án và làm việc có hệ thống để thực hiện mục tiêu.
* Ít topic = Thêm bề sâu
Ở Phần Lan, giáo viên có thời gian của họ. Học sinh chỉ có một vài tiết học toán trong tuần. Thực tế, sau học sinh lớp 7 chỉ có một tiết toán một tuần! Điều này thật không thể tin nổi, liệu thế có đủ cho kỳ thi! Nhưng không, họ không có kỳ thi. Những học sinh phải hiểu thực sự trước khi họ bị buộc phải học một topic mới. Vì thế không cần quá vội vàng khi ép bọn trẻ học quá nhiều. Đối với HS, họ không hề bị quá căng thẳng hay có ý nghĩ từ bỏ!
* Ít bài tập về nhà = Nhiều sự tham gia
Theo OECD, học sinh Phần Lan có bài tập về nhà ít nhất trên thế giới. Trung bình họ có nửa giờ hoặc 1 tiếng làm bài tập về nhà mỗi tối. Học sinh Phần Lan không có giáo viên hoăc bài học thêm ở ngoài. Điều này thật khiến cho chúng ta càng ngạc nhiên hơn khi họ luôn có số điểm cao hơn những học sinh Châu Á – người phải học thêm hàng giờ bên ngoài. Học sinh Phần Lan sẽ hoàn thành những gì cần phải làm trên lớp và giáo viên thấy rằng học sinh đã làm đủ những gì có thể ở trên trường.
Không có một áp lực nào khiến họ phải làm hơn những điều cần thiết để học một kỹ năng. Thường thì các bài tập được mở và kết thúc và không thực sự được phân loại. Học sinh học tập một cách siêng năng ở trên lớp. Thậm chí chỉ là bài tập gợi ý làm nếu có thể, HS cũng sẽ tập trung chú ý cho đến hết tiết học. Điều đó giống như thể là sự đồng ý không nói ra từ phía học sinh rằng: “Cô sẽ không giao bài tập về nhà nếu em có thể làm luôn ngay trên lớp”. Cơ chế giảng dạy này thực sự khiến tôi nghĩ về cả tá bài tập mà giáo viên giao hàng ngày.
* Ít cấu trúc = Nhiều tin tưởng
Niềm tin là chìa khóa cho toàn hệ thống không có cấu trúc này. Thay vì trở nên lo ngại về một hệ thống giáo dục khác và tạo ra hàng tấn những cấu trúc, luật lệ vòng vèo và những kỳ thi để xem hệ thống có hoạt động hay không, họ chỉ đơn giản tin vào hệ thống.
Xã hội tin tưởng những trường học với đội ngũ giáo viên giỏi. Nhà trường tin tưởng vào đội ngũ giáo viên đã được đào tạo chất lượng cao và trao cho họ quyền tự do tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho học sinh của họ.
Cha mẹ của học sinh tin tưởng giáo viên tự đưa ra quyết định để giúp những đứa trẻ của họ học và trưởng thành. Giáo viên tin tưởng rằng học sinh của họ có thể học và đạt được lợi ích của việc học. Học sinh tin tưởng giáo viên của họ sẽ cho họ công cụ mà HS cần để thành công.
Ở Phần Lan, chính phủ đưa ra các quyết định chính sách giáo dục dựa trên sự hiệu quả, không chịu khống chế của các thế lực bên ngoài như tiền bạc hay quyền lực chính trị. So với Mỹ, thì giáo dục Phần Lan ít mang tính chính trị hơn và mang tính chuyên môn hơn.
Xã hội tin tưởng vào hệ thống với nền giáo dục được sự tôn trọng xứng đáng. Nó hoạt động và không hề phức tạp. Phần Lan đã làm cho hệ thống giáo dục của nó đi đúng hướng.

Dạy con theo kiểu nào ?


Cách sống và đời sống của cha mẹ là bài học lớn nhất dành cho con. Phương pháp này có thể nói vui là “dạy con bằng cách... không dạy gì hết”. Thay vì chỉ nỗ lực dạy con, cha mẹ còn phải nỗ lực “dạy mình”. Khi cha mẹ tìm ra chính mình, sống với chính mình và giữ được chính mình thì cũng sẽ giúp con biết cách tự làm được điều đó.
“Thế nào là con người?”, “Mình muốn con mình trở thành người như thế nào?”, và “Làm sao giúp con mình trở thành người như thế?”. Hai câu hỏi đầu người ta thường không quan tâm, chỉ quan tâm đến câu thứ 3. Như vậy rất nguy hiểm.
Gia đình lâu nay phó thác cho nhà trường, nhà trường phó thác cho nhà nước, trong khi nhiều bậc cha mẹ chưa ý thức đủ nhiều cho vai trò của mình trong giáo dục con cái.
Nhà trường có vai trò của nhà trường, nhà giáo có vai trò của nhà giáo, nhà nước có vai trò của nhà nước, nhưng cha mẹ cũng có vai trò của mình. Ai làm việc nấy. Chỉ khi tất cả các chủ thể của giáo dục làm đúng và làm tốt công việc của mình thì mới mong có “sản phẩm” giáo dục tốt được.
Để giáo dục tốt, trước hết là cần có triết lý giáo dục. Lâu nay người ta thường trông chờ triết lý giáo dục từ nhà nước. Có lẽ không cần phải như vậy, vì nhà nước sẽ có triết lý giáo dục của nhà nước để phát triển công dân, nhà trường và nhà giáo cũng cần có triết lý giáo dục của mình để dạy học trò, cha mẹ cũng cần có triết lý giáo dục để dạy dỗ con cái, và chính bản thân mỗi chúng ta cũng cần có triết lý giáo dục để “giáo dục bản thân”.
Triết lý giáo dục không phải là độc quyền của nhà nước.
Đối với các bậc cha mẹ, khi trả lời được cả 3 câu hỏi căn cốt nói trên thì cũng là lúc chúng ta xác định được triết lý giáo dục của riêng mình cho việc giáo dục con cái.
Hiện nay có mấy kiểu dạy con :
Một là nói cho con nghe những điều mình nghĩ rằng con nên biết. Cách thứ hai là trả lời câu hỏi của con. Cách này hiệu quả hơn vì con hỏi là con quan tâm. Cách thứ ba là hỏi để con trả lời, hay nói cách khác là để con “dạy” mình và mình làm “học trò” của con. Có nhiều cha mẹ tuy không biết chữ, nhưng lại có những đứa con thành người và thành tài là vì vậy.
Nhưng cách thứ 4 mới là hay nhất. Đó là không dạy gì hết! Nếu cứ cố dạy con thì nhiều khi không dạy được gì mấy. Dạy con bằng cuộc sống, bằng cách sống của mình. Cách sống và đời sống của cha mẹ là bài học lớn nhất dành cho con. Tôi gọi vui đó là “dạy con kiểu nguyên con”, còn nói cho văn vẻ thì đó là dạy con theo phương pháp “thân giáo”.
Đây không phải là dạy con theo kiểu “làm gương” cho con như cách chúng ta vẫn thường hiểu. Cách làm gương rất phản giáo dục và rủi ro. Ví dụ đi trên đường, không có ai thì vượt luôn đèn đỏ. Đến khi chở con thì dừng đèn đỏ để làm gương cho con. Nhưng có lúc quên, cha mẹ sẽ vượt đèn đỏ luôn, thành ra “tổ trác” trước mặt con. Làm gương là cố tình diễn cho con thấy, nhưng bản chất lại không phải vậy. Còn “nguyên con” hay “thân giáo” là “hiện nguyên hình” trước mặt con.
Nếu cha mẹ hư hỏng nhiều thì cũng khó mà dạy con theo kiểu này. Nhưng nếu muốn, ai cũng làm được, chứ không cần phải người giỏi giang hay cao quý mới làm được. Bởi lẽ, chúng ta không cần phải trở thành người hoàn mỹ trước mặt con, vì trên đời này có ai hoàn mỹ đâu. Có thể mình còn có mặt này mặt khác chưa tốt, nhưng về cơ bản, nếu mình là người chăm chỉ và lương thiện thì có thể thoải mái “hiện nguyên hình” trước mặt con rồi.
Con cái và cha mẹ có mối liên hệ và gắn bó với nhau cho đến chết, do vậy mình không thể “diễn” suốt đời được, mệt lắm! Nếu sống với con cái mà mình cũng không được là mình thì có lẽ là cả đời này mình cũng không có mấy cơ hội để “được là mình” nữa. Đó là một bi kịch.
Đấng sinh thành nào cũng thương con, nhiều người đã vì con mà tu tâm sửa tính để con khỏi hư. Như vậy, khi sửa mình và nâng mình lên thì không chỉ để dạy con, mà còn để được là chính mình, để được sống “nguyên con”, sống cuộc đời của con người tự do.
Chia sẻ của nhà giáo Giản Tư Trung


Kẻ tiểu nhân sao mà lắm thế ?


  • Nền pháp trị chỉ trừng trị được kẻ tiểu nhân, còn nền đức trị lại thành tựu người quân tử

    Người hiền là người đức hạnh cao thượng, có tài tế thế. Tiêu chuẩn lựa chọn nhân tài của người xưa là Tài, Đức, nhưng không coi tài và đức ngang nhau, mà vô cùng coi trọng tác dụng thống soái và chủ đạo của đức đối với tài, đặt đức ở vị trí đứng đầu: “Tài là trợ giúp đức, đức là thống soái của tài”.

    Tư Mã Quang đời Bắc Tống dùng quan hệ giữa đức và tài phân chia thành 4 loại người:

    ·        Tài đức vẹn toàn là Thánh nhân
    ·        Bất tài vô đức là người ngu
    ·        Đức hơn tài là quân tử
    ·        Tài hơn đức là tiểu nhân

    Khi dùng người, tốt nhất là chọn Thánh nhân, thứ nhì là chọn quân tử, nếu không có thì chọn người ngu, chớ không bao giờ chọn tiểu nhân. Vì người có tài mà vô đức (tiểu nhân) là nguy hiểm nhất, so với người bất tài vô đức (người ngu) thì xấu xa hơn nhiều.

    Tiêu chuẩn nhất quán sử dụng nhân tài của hoàng đế Khang Hy đời Thanh là: “Quốc gia sử dụng nhân tài, lấy đức hạnh làm gốc, tài nghệ là ngọn”, “Tài đức đều tốt là tốt nhất, còn có tài mà vô đức thì không bằng có đức vô tài”.

    Có dùng đức quản lý chính sự hay không có quan hệ đến người nắm quyền lực trong tay có mưu cầu hạnh phúc, lợi ích cho dân chúng hay không, có liên quan đến phong khí của quan lại, dân chúng và sự an nguy của chính quyền.

    Từ xưa đến nay, quan lại có phẩm đức cao thượng, giữ gìn tiết tháo chính là nền móng của nền chính trị liêm khiết trong sạch. Những quan lại như thế này thì trong bất kỳ lúc nào cũng coi lợi ích của dân chúng ở vị trí đứng đầu. Đây cũng chính là giá trị của việc dùng người chỉ bổ nhiệm người hiền.

    Trái lại, dùng người chỉ bổ nhiệm người thân chỉ có thể khiến quốc gia và dân tộc suy yếu, nguy hiểm và tiêu vong. Vì những người này lấy lợi ích cá nhân làm nền tảng, khiến ham muốn cá nhân càng ngày càng lớn, kẻ vô đức hoành hành, họa hại vô cùng. Trong lịch sử xưa nay, kẻ loạn thần hại nước, kẻ nghịch tử hại nhà, đều không phải do kẻ bất tài mà do những kẻ vô đức gây ra đại họa.

    Ngày nay đạo đức xã hội đang trượt dốc mỗi ngày ngàn dặm, vậy nên việc khôi phục văn hóa truyền thống có ý nghĩa trọng đại. Pháp luật chỉ có thể ước thúc được hành vi con người, còn đạo đức mới có thể ước thúc được nhân tâm.

    Nền pháp trị chỉ trừng trị được kẻ tiểu nhân, còn nền đức trị lại thành tựu người quân tử. Con người chỉ có nghiêm khắc tuân thủ tâm pháp đạo đức thì mới có thể bước trên con đường chính đạo của cuộc đời, thì mới có thể có được tiền đồ quang minh, thì mới có thể khiến dân chúng có phong khí thuần chính, vạn sự hưng thịnh, thiên hạ thái bình.

       Nền pháp trị chỉ dành cho kẻ tiểu nhân là người có nhân cách thấp kém, họ làm việc hay làm người đều không trọn đạo, trước mặt (người khác) là người nhưng sau lưng (người khác) là quỷ.

MỤC LỤC BÀI ĐĂNG 2018 - 2013

( Cách tìm bài : Bạn nhấn Ctrl+F để mở cửa sổ và gõ từ cần tìm vào, bài cần tìm sẽ được đánh dấu và bạn chỉ cần nhấp chuột vào đó là có ngay bài cần đọc)




▼  tháng tám (9)

▼  tháng sáu (11)






▼  tháng mười một 












      tháng hai 
           tháng sáu 
                      tháng ba (1)