Cách sống và đời sống của cha mẹ là bài học lớn
nhất dành cho con. Phương pháp này có thể nói vui là “dạy con bằng cách...
không dạy gì hết”. Thay vì chỉ nỗ lực dạy con, cha mẹ còn phải nỗ lực “dạy
mình”. Khi cha mẹ tìm ra chính mình, sống với chính mình và giữ được chính mình
thì cũng sẽ giúp con biết cách tự làm được điều đó.
“Thế nào là
con người?”, “Mình muốn con mình trở thành người như thế nào?”, và “Làm sao
giúp con mình trở thành người như thế?”. Hai câu hỏi đầu người ta thường không
quan tâm, chỉ quan tâm đến câu thứ 3. Như vậy rất nguy hiểm.
Gia đình lâu
nay phó thác cho nhà trường, nhà trường phó thác cho nhà nước, trong khi nhiều
bậc cha mẹ chưa ý thức đủ nhiều cho vai trò của mình trong giáo dục con cái.
Nhà trường
có vai trò của nhà trường, nhà giáo có vai trò của nhà giáo, nhà nước có vai
trò của nhà nước, nhưng cha mẹ cũng có vai trò của mình. Ai làm việc nấy. Chỉ
khi tất cả các chủ thể của giáo dục làm đúng và làm tốt công việc của mình thì
mới mong có “sản phẩm” giáo dục tốt được.
Để giáo dục
tốt, trước hết là cần có triết lý giáo dục. Lâu nay người ta thường trông chờ
triết lý giáo dục từ nhà nước. Có lẽ không cần phải như vậy, vì nhà nước sẽ có
triết lý giáo dục của nhà nước để phát triển công dân, nhà trường và nhà giáo
cũng cần có triết lý giáo dục của mình để dạy học trò, cha mẹ cũng cần có triết
lý giáo dục để dạy dỗ con cái, và chính bản thân mỗi chúng ta cũng cần có triết
lý giáo dục để “giáo dục bản thân”.
Triết lý
giáo dục không phải là độc quyền của nhà nước.
Đối với các bậc cha mẹ, khi trả lời được cả 3 câu hỏi căn cốt nói trên thì cũng là lúc chúng ta xác định được triết lý giáo dục của riêng mình cho việc giáo dục con cái.
Đối với các bậc cha mẹ, khi trả lời được cả 3 câu hỏi căn cốt nói trên thì cũng là lúc chúng ta xác định được triết lý giáo dục của riêng mình cho việc giáo dục con cái.
Hiện nay có
mấy kiểu dạy con :
Một là nói cho con nghe những điều mình nghĩ rằng con nên biết. Cách thứ hai là trả lời câu hỏi của con. Cách này hiệu quả hơn vì con hỏi là con quan tâm. Cách thứ ba là hỏi để con trả lời, hay nói cách khác là để con “dạy” mình và mình làm “học trò” của con. Có nhiều cha mẹ tuy không biết chữ, nhưng lại có những đứa con thành người và thành tài là vì vậy.
Một là nói cho con nghe những điều mình nghĩ rằng con nên biết. Cách thứ hai là trả lời câu hỏi của con. Cách này hiệu quả hơn vì con hỏi là con quan tâm. Cách thứ ba là hỏi để con trả lời, hay nói cách khác là để con “dạy” mình và mình làm “học trò” của con. Có nhiều cha mẹ tuy không biết chữ, nhưng lại có những đứa con thành người và thành tài là vì vậy.
Nhưng cách
thứ 4 mới là hay nhất. Đó là không dạy gì hết! Nếu cứ cố dạy con thì nhiều khi
không dạy được gì mấy. Dạy con bằng cuộc sống, bằng cách sống của mình. Cách
sống và đời sống của cha mẹ là bài học lớn nhất dành cho con. Tôi gọi vui đó là
“dạy con kiểu nguyên con”, còn nói cho văn vẻ thì đó là dạy con theo phương
pháp “thân giáo”.
Đây không
phải là dạy con theo kiểu “làm gương” cho con như cách chúng ta vẫn thường
hiểu. Cách làm gương rất phản giáo dục và rủi ro. Ví dụ đi trên đường, không có
ai thì vượt luôn đèn đỏ. Đến khi chở con thì dừng đèn đỏ để làm gương cho con.
Nhưng có lúc quên, cha mẹ sẽ vượt đèn đỏ luôn, thành ra “tổ trác” trước mặt
con. Làm gương là cố tình diễn cho con thấy, nhưng bản chất lại không phải vậy.
Còn “nguyên con” hay “thân giáo” là “hiện nguyên hình” trước mặt con.
Nếu cha mẹ
hư hỏng nhiều thì cũng khó mà dạy con theo kiểu này. Nhưng nếu muốn, ai cũng
làm được, chứ không cần phải người giỏi giang hay cao quý mới làm được. Bởi lẽ,
chúng ta không cần phải trở thành người hoàn mỹ trước mặt con, vì trên đời này
có ai hoàn mỹ đâu. Có thể mình còn có mặt này mặt khác chưa tốt, nhưng về cơ
bản, nếu mình là người chăm chỉ và lương thiện thì có thể thoải mái “hiện
nguyên hình” trước mặt con rồi.
Con cái và cha
mẹ có mối liên hệ và gắn bó với nhau cho đến chết, do vậy mình không thể “diễn”
suốt đời được, mệt lắm! Nếu sống với con cái mà mình cũng không được là mình
thì có lẽ là cả đời này mình cũng không có mấy cơ hội để “được là mình” nữa. Đó
là một bi kịch.
Đấng sinh
thành nào cũng thương con, nhiều người đã vì con mà tu tâm sửa tính để con khỏi
hư. Như vậy, khi sửa mình và nâng mình lên thì không chỉ để dạy con, mà còn để
được là chính mình, để được sống “nguyên con”, sống cuộc đời của con người tự
do.
Chia sẻ của nhà giáo Giản Tư Trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét