Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

GS, TS Bùi Hiền với đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt.

"Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế” của tác giả Bùi Hiền với đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt.

PGS-TS Bùi Hiền cho rằng trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện. Ông đề xuất cách viết cải tiến như chữ ‘Tiếng Việt’ sẽ viết thành ‘Tiếq Việt’, chữ ‘Giáo dục’ phải viết là ‘Záo zụk’… Điều này gây ra nhiều tranh luận không chỉ trong giới chuyên môn mà cả những người đang sử dụng tiếng Việt.
Ý kiến của các bạn thế nào?

- GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Trước đây đã có nhiều ý kiến đề xuất cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt nhưng đều không thể thực hiện do nhiều lý do khác nhau. Với đề xuất của PGS Bùi Hiền, GS Hạc cho rằng, việc này sẽ không thực hiện được.

- PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Mọi ý kiến của các nhà khoa học khi đưa ra đều cần được nhìn nhận một cách khách quan, khoa học. Với đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền, cá nhân ông Nhĩ thấy có nhiều điểm không hợp lý, dễ gây ra các rắc rối.

- PGS.TS Đặng Ngọc Lệ, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TP HCM khẳng định tại hội thảo tổ chức hồi tháng 9, ông đã nghe qua đề xuất này, nhiều đại biểu tham dự cũng nghe nhưng cũng khẳng định ngay lúc đó là điều không thể. Không thể có chuyện cải tiến chữ quốc ngữ, không ai làm như vậy.

- GS. Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, nguyên Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam: “Nếu cải tiến chữ Quốc ngữ theo đề xuất này thì các học giả sẽ trở thành người vừa đọc vừa đánh vần, viết sai chính tả, phải đi học lại từ đầu; tất cả các tài liệu khoa học sẽ thành văn bản cổ, chỉ các nhà nghiên cứu về chữ cổ mới có thể đọc được”.

- PGS-TS Nguyễn Hữu Hoành, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, chữ viết liên quan đến văn hóa, lịch sử và rất nhiều vấn đề khác, do vậy không thể thay đổi được và cũng không nên thay đổi.

Một giáo viên dạy văn tại trường THPT trên địa bàn Hà Nội cho hay: “Nếu để ý kỹ sẽ thấy, hiện nay hiện diện của chữ quốc ngữ trong các tác phẩm văn học gần như không gây ra hiểu nhầm vì nó được quy định và được dạy cho các con ngay từ bậc mầm non. Vì thế, tôi nghĩ không cần tiến hành những cải cách như nói trên. Nếu giờ thay đổi thì thế hệ sau đọc tư liệu sẽ phải dịch như mình dịch tiếng nước ngoài? Như thế sẽ rất phức tạp”.

Một số ý kiến khác cũng cho rằng, chúng ta đừng chạy theo nước ngoài, du nhập theo kiểu “hòa tan” mà nên giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nên giữ đúng bản sắc của ông cha.
Sự thay đổi theo phương án này làm phương hại khá nhiều tính thẩm mỹ của chính tả tiếng Việt".

- PSG-TS Phạm Văn Tình khẳng định.
Đó chỉ là ý kiến cá nhân, không phải quan điểm của giới ngôn ngữ học, càng không phải quan điểm từ phía Nhà nước áp dụng cho tiếng Việt hiện nay” - Không dễ dàng thay đổi chữ viết tiếng Việt.


- PGS. TS. Trần Lâm Biền (chuyên gia Cục Di sản văn hóa - Bộ VH-TT-DL) “Từ khi chúng ta chuyển sang sử dụng chữ chữ quốc ngữ là một may mắn cho dân tộc Việt Nam. Hơn thế nữa, trên thực tế, chữ quốc ngữ vẫn được mọi người chấp nhận, tại sao bây giờ lại đòi thay đổi? “Khi nào đa số người dân thấy chữ quốc ngữ là đúng, khi ấy chúng ta vẫn phải tôn trọng”. những gì đã và đang tồn tại, nếu thấy bất cập thì tự bản thân nó sẽ thay đổi, không cần ai phải tác động:


GS, PTS Bùi Hiển 


MỤC LỤC 2017 - 2012

Cách tìm bài : Bạn nhấn Ctrl+F để mở cửa sổ và gõ từ cần tìm vào, bài cần tìm sẽ được đánh dấu và bạn chỉ cần nhấp chuột vào đó là có ngay bài cần đọc)




▼  tháng tám 






▼  tháng sáu 

▼  tháng tư 


      tháng hai 
           tháng sáu 
                      tháng ba (1)