Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2024

Làng Việt Nam: 'Làng tôi' của Văn Cao

 

 LÀNG VIỆT NAM: LÀNG TÔI' CỦA VĂN CAO

 

Với người Việt Nam, mỗi khi nhắc tới chữ "làng" là nhắc tới những gì cực kỳ gắn bó, cực kỳ thân thiết với mình, dù làng mình đã có từ nghìn năm trước hay mới có trăm năm nay, làng mình đã thấm sâu vào cuộc đời mình, trở thành máu thịt của mình, không sao quên được.

 

Nếu Văn Cao Ca khúc Làng tôi của nhạc sĩ Văn Cao sinh ở Hải Phòng, quê cha ở Nam Định, nhưng người Hải Phòng hay Nam Định đều cảm thấu bài hát ấy viết về chính quê hương mình.

 

Với ngôi làng miền Bắc, là làng Công giáo, thì tiếng chuông chiều buông gợi lên bao cảm xúc. Âm thanh tiếng chuông chiều nghe giống nhau, nhưng tâm trạng mỗi người nghe lại mỗi khác. 

Cũng như lũy tre làng, nhìn thì lũy tre làng nào cũng giống nhau, nhưng khi hình ảnh ấy đi vào thơ nhạc, thì mỗi người đọc hay nghe lại có "cõi riêng" của mình về lũy tre ấy. Thu vào mỗi cảm xúc riêng tư, và tỏa rộng ra thành cảm xúc của cộng đồng, hình ảnh làng quê chúng ta tồn tại như vậy đó.

 

Bồi hồi và hân hoan, ngân rung và nao nức, ấy là lúc Làng tôi chuyển điệu, như tiếng reo vui của dân làng, như niềm hy vọng về một ngày mai thái bình. Làng lại về với hình ảnh xưa cũ của mình, thương yêu và gần gũi biết bao nhiêu.

 

Ca từ của bài Làng tôi, ca từ thật giản dị mà đầy cảm xúc của nhạc sĩ - nhà thơ Văn Cao:

 

Làng tôi xanh bóng tre

Từng tiếng chuông ban chiều

Tiếng chuông nhà thờ rung

Đời đang vui đồng quê yêu dấu

Bóng cau với con thuyền, một giòng sông...

 

... Làng tôi cùng đoàn quân chiến thắng,

Đánh tan lũ quân thù về làng xưa.

Dân tưng bừng chặt tre phá cầu,

Cùng lập chiến lũy đào hào sâu.

 

 


 

 

 

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét