NGƯỜI THÔNG MINH CẢ ĐỜI KHÔNG HỎI 3 ĐIỀU NÀY
Cổ nhân có câu: "Đời này trăm vạn sự việc, muôn chuyện phức tạp; đời này cũng đơn giản rõ ràng, đơn bạt tại tâm".
Người có tâm sự nặng nề luôn tự tìm về phiền muộn, người có tâm tư đơn thuần không bao giờ tự tìm kiếm những rắc rối.
Chuyện thế gian không phải đều có nhân quả đúng sai. Người thông minh chân chính, cả đời không hỏi 3 câu:
1. Duyên phận, không hỏi kết quả
Bạch Lạc Mai viết trong cuốn "Sunshine of My Life": "Nếu hữu duyên, cho dù núi cao tuyết trắng, vạn dặm tầng tầng mây, cuối cùng cũng sẽ gặp lại. Nếu vô duyên, cách nhau mấy bước chân, khó lòng tương phùng".
Con người ở đời này, gặp ai hoặc bỏ lỡ ai, đều là được quyết định bởi chữ “duyên”.
Có người đi cùng một đoạn đường liền nói lời tạm biệt, có người cứ mãi ở bên cạnh chưa từng rời đi.
Hà tất phải chấp nhất trong một quá trình, cần gì phải cưỡng cầu một kết quả, quý trọng những lần gặp gỡ chính là sự sở hữu thật sự.
Phải biết rằng trong một mối quan hệ, vô tình gặp gỡ hay cuối cùng chia ly, đều là sự an bài tốt nhất. Bởi vì có thể va vào nhau một vài khoảnh khắc giữa dòng đời này đã là trân quý lắm rồi!
Duyên đến duyên đi là chuyện thường của nhân sinh.
2. Yêu nhau, không hỏi quá khứ
Đối với những người mình yêu thương, chúng ta thường chú ý đến mọi thứ về họ. Đó chính là lý do nhiều người luôn thích dõi theo quá khứ, nhắc lại chuyện cũ.
Chúng ta lao tâm khổ tứ, lòng đầy nghi ngờ, kết quả mình lại là người bị thương sâu nhất.
Người thông minh chân chính chưa bao giờ “ăn mày quá khứ” mà bỏ qua hiện tại.
Bất kể nồng cháy hay đau thương đến đâu, quá khứ vẫn không thể thay đổi. Để ý và nuối tiếc quá nhiều chỉ khiến vết thương thêm đau.
Học cách nói lời tạm biệt với quá khứ, buông tha cho những gì đã qua. Trân trọng hiện tại mới là trí tuệ lớn của nhân gian.
3. Chuyện đời, không hỏi đúng sai
"Chuyện ở đời này vốn không có đúng sai, chỉ có lòng người khác nhau, tư tưởng khác nhau, nguyên tắc và lập trường của mỗi người khác nhau mà thôi".
Chuyện thế gian không phải chỉ có đen và trắng. Trong cuộc sống này, bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người.
Bên cạnh đó, không nên đánh giá người khác với các tiêu chuẩn của riêng mình.
Điều quan trọng nhất là phải biết thay đổi tư duy, không hỏi đúng sai. Dụng tâm làm tốt mọi việc, thật lòng đối xử với mỗi người, là trí tuệ trong đối nhân xử thế.
Đúng cũng tốt, sai cũng được, không cần rối rắm khúc mắc. Nếu mọi chuyện đều phải so đo nguyên nhân, hỏi rõ ràng, vậy thì mệt mỏi phiền lòng cũng chỉ có bản thân.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét