Ý NGHĨA CỦA SỰ LẮNG NGHE
Làm sao để nghe tốt hơn, hiệu quả hơn? Điều này càng cần thiết với nhà giáo, là người có nhiệm vụ giúp sinh viên hình thành năng lực nghe.
Theo một số nghiên cứu, dù cố gắng lắng nghe, người ta chỉ nhớ được 50% những gì đã nghe thấy,và hai ngày sau đó chỉ còn nhớ được 25%. (DeWine & Daniels, 1993; Stiel, Baker, & Watson, 1983).
Tệ hơn nữa, mọi người đều có kinh nghiệm ít nhất một lần nào đó, tham dự hội nghị, hội thảo, họp, giờ học.v.v. mà khi ra về trong đầu không có chút khái niệm nào về những gì đã được trình bày.
Điều này nếu lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống, học tập, làm việc sẽ không chỉ gây lãng phí thời gian, mà còn khiến cho nhiệt tâm với công việc bị suy giảm, ảnh hưởng đến tác phong, phong cách làm việc của cá nhân.
Tuy nhiên, người ta cũng đồng thời kinh nghiệm điều này, nhiều khi dù đã rất cố gắng lắng nghe, nhưng vẫn không thể hiểu đúng, hiểu hết những gì được giới thiệu, hướng dẫn.
Nếu điều này cũng lặp lại nhiều lần trong cùng một lĩnh vực, người nghe sẽ mất hứng thú với chủ đề mà họ vốn rất quan tâm, thậm chí mất tự tin về khả năng của bản thân.
Nếu chất lượng nghe ảnh hướng nhiều như thế đến sự thành công trong công việc, đời sống cá nhân thì tại sao không tìm cách làm cho nó tốt hơn?
Làm sao để nghe tốt hơn, hiệu quả hơn? Điều này càng cần thiết với nhà giáo, là người có nhiệm vụ giúp sinh viên hình thành năng lực nghe
.
TS. Đỗ Mạnh Cường, Trường ĐHQT Hồng Bàng
Xem chi tiết tại: https://hiu.vn/vien-khoa-hoc-giao-duc/tin-tuc-vien-khoa-hoc-giao-duc/nghe-va-cac-kieu-nghe/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét