4 NHÓM NGƯỜI HƯỚNG NỘI
Trong thực tế, có bốn nhóm người hướng nội chính: hướng nội xã hội, hướng nội tư duy, hướng nội lo âu và hướng nội ức chế.
Tuy nhiên là ta phải tránh đánh đồng người hướng nội (họ không phải là một khuôn y như nhau).
Theo các nhà tâm lý học tại Wellesley College. Những khuynh hướng chính của một người sẽ quyết định dạng hướng nội của họ như sau:
Hướng nội xã hội.
Họ là những người hướng nội thích ở một mình, nhưng không phản đối các nhóm tụ tập xã hội lớn. Họ đơn giản thích dành thời gian với những người thân yêu hoặc trong những bối cảnh tương tác xã hội nhỏ hơn.
Ở trong một nhóm lớn có thể khiến họ kiệt sức và cần nhiều thời gian để nạp lại năng lượng.
Người hướng nội xã hội thường giao tiếp theo phong cách tinh tế, bĩnh tĩnh và trực tiếp, theo nhân viên công tác xã hội Jenny Flora.
“Những người này không xấn xổ trả lời ngay, mà thay vào đó, họ tận dụng thời gian để chuẩn bị một phản hồi chính chắn.”
Thích các buổi tụ tập nhỏ, thân thiết chính là cuộc chơi của những người hướng nội xã hội. Bằng cách này, họ có thể xây dựng những cuộc hội thoại sâu sắc.
Họ thích dành thời gian với một người bạn thân thiết hơn là tham gia vào một bữa tiệc đông người hoặc gặp người mới. Vì họ rất chu đáo và thích chiêm nghiệm, nên họ thường là những người biết lắng nghe, tập trung và thấu cảm.
Nhiều người hướng nội xã hội là những nhà tư tưởng nhiều trí thức, lỗi lạc, và thích gắn mình vào kết nối sâu sắc với người khác thay vì những cuộc thoại thoại trên bề mặt.
Hướng nội lo âu.
Hướng nội lo âu thường khó yên và hay lo lắng trong các tương tác xã hội. Họ Khó bắt chuyện hoặc chào hỏi xã giao.
Trong khi những người hướng nội xã hội thích các buổi tụ tập nhỏ, thì người hướng nội lo âu lại né tránh tương tác xã hội vì họ sợ phạm sai lầm, sợ bị bẽ mặt, hoặc bị phán xét.
Người hướng nội nào có mức độ bất ổn cảm xúc cao thường dễ có cảm giác lo âu.
Người hướng nội tư duy.
Người hướng nội tư duy thường hướng nhiều vào nội tâm và khá sáng tạo. Dạng hướng nội này thường có óc tưởng tượng cao và dành nhiều thời gian mơ màng và đắm chìm trong suy nghĩ.
“Người hướng nội tư duy thường được cho là những “kẻ hay mơ mộng” và có trí tưởng tượng phong phú,” “Người hướng nội tư duy là những người hay phân tích, có khả năng tư duy phản biện, sáng tạo và có lòng thấu cảm cho mọi người.”
Họ có tài tư duy độc lập phân tích logic sâu sắc, có khả năng tự giải quyết vấn đề. Họ cân nhắc nhiều góc nhìn và cân đo thiệt hơn từ các lựa chọn.
Trong bối cảnh xã hội, người hướng nội tư duy thích tương tác một-một giúp họ thảo luận sâu hơn về vấn đề. Họ có thể hơi dè dặt lúc đầu, nhưng thường sẽ dần cởi mở khi biết rõ mọi người hơn – đặc biệt là nếu cuộc hội thoại chân thật, thú vị và kích thích trí tuệ.
Người hướng nội kiềm chế.
Người hướng nội kiềm chế, hay người hướng nội ức chế, thường có mức ức chế hành vi cao hơn. Họ rất cảnh giác với các mối nguy tiềm tàng và dè dặt khi ở cạnh mọi người.
Nói cách khác, họ khá chậm trong việc khởi động làm quen với mọi người và thường kìm nén bản thân trong các tình huống xã hội.
Họ thường chờ đến khi cảm thấy thoải mái mới gắn kết với người khác. Họ né tránh các sự kiện bộc phát hoặc bất ngờ.
Khi tiếp cận một tình huống xã hội, một người hướng nội kiềm chế sẽ cảnh giác và rất thận trọng.
Họ cảm thấy thoải mái hơn khi ngồi lùi lại và quan sát tình huống trước khi tham gia vào hay đưa ra ý kiến hiểu biết của mình.
Họ có thể khá xa cách lúc đầu, nhưng họ có thể là những người biết lắng nghe tuyệt vời và đưa ra những quyết định cẩn trọng, có cân nhắc dựa trên quan sát của họ.
Mặc dù không phải tất cả ai hướng nội cũng nhút nhát và lo âu, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng người nào có mức kiềm chế hành vi cao hồi còn nhỏ sẽ có nguy cơ hình thành lo âu xã hội cao hơn về sau này.
Vì bản tính dè dặt, người hướng nội kiềm chế đôi lúc bị coi là không thân thiện hoặc không quan tâm. Điều này đôi lúc khiến họ bỏ lỡ cơ hội và bị áp lực buộc phải hành xử kiểu hướng ngoại hơn.
Vậy thì, bạn có thể làm gì để hiểu rõ được dạng hướng nội của mình, tận dụng tối đa sức mạnh, và ứng phó với những thách thức? Bước đầu tiên là cân nhắc dạng hướng nội nào mô tả đúng nhất bản thân bạn.
Một khi đã hiểu được mình thuộc dạng nào thì bạn có thể bắt đầu xây dựng thái độ chấp nhận bản thân và giúp bản thân lớn mạnh.
Tập chấp nhận bản thân. Hướng nội không phải sai sót. Nó là cách bạn tương tác và trải nghiệm thế giới, vậy nên học cách chấp nhận tính cách của bản thân và nắm bắt thế mạnh có thể giúp bạn tận dụng tối đa nó.
Người hướng nội xã hội thích các nhóm nhỏ, trong khi người hướng nội lo âu lại lo lắng nhiều hơn về sự tương tác của mình. Người hướng nội tư duy là những người thích phân tích, tưởng tượng, trong khi người hướng nội kiềm chế lại cẩn trọng và biết cân nhắc.
Hiểu được loại hướng nội là rất quan trọng vì nó giúp ta hiểu rõ hơn về những thứ ta cần để thành công và nỗ lực. Vậy, bạn thuộc loại nào?
Tham khảo:
Grimes, J., Cheek, J., & Norem, J. (2011). Four meanings of introversion: Social, thinking, anxious, and inhibited introversion: (634112013-457).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét