Thứ Hai, 17 tháng 7, 2023

Lợi ích của sự tử tế.

 

LỢI ÍCH CỦA SỰ TỬ TẾ.

 

Hành vi thuận xã hội là một thuật ngữ mà các nhà tâm lý học sử dụng để chỉ những hành động liên quan mang đến sức khỏe, sự an toàn và cảm xúc dành cho người khác. Nói cách khác, nhiều hành vi “tốt” như chia sẻ, hợp tác, và an ủi đều là những hành vi thuận xã hội vì lợi ích của những người khác.

Những hành vi như vậy rõ ràng mang đến lợi ích cho những người ta giúp và vun đắp một xã hội kết nối rộng mở hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho rằng đối xử tử tế với người khác có thể mang đến lợi ích cho chính bản thân bạn.

 

Gia tăng thu hút với nửa kia.

Là một người tử tế có thể giúp bạn trở nên thu hút hơn với nửa kia. Trong một nghiên cứu xuất bản năm 2019 trên Tập san Nhân cách, tham dự viên đã xếp hạng tử tế là đặc điểm đơn lẻ quan trọng nhất ở một người bạn đời. Điều này có nghĩa là người ta cảm thấy nó quan trọng hơn tình hình tài chính, thu hút ngoại hình và óc hài hước.

 

Bạn cảm thấy tốt khi là người tử tế. Nghiên cứu cho rằng việc gắn kết vào những hành động tử tế và giúp đỡ người khác giúp bạn cải thiện tâm trạng. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc thực hiện những hoạt động tử tế mỗi ngày làm gia tăng cảm giác hạnh phúc và cải thiện sức khỏe.

 

Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng chúng ta càng làm nhiều hành động tốt đẹp, thì chúng ta sẽ càng cảm thấy hạnh phúc. Dù cho hành vi này hướng trực tiếp đến ai, dù là bạn bè, người lạ hay thậm chí chính bản thân mình – tất thảy đều mang đến hiệu ứng tích cực như nhau.

 

Nghiên cứu cho thấy hành xử tử tế có thể cũng giúp con người ta ứng phó hiệu quả hơn với tác động của căng thẳng. Ví dụ trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người nào thường xuyên hành xử tử tế ghi nhận ít căng thẳng và cảm giác tiêu cực hơn.

 

Lòng tử tế được bồi đắp.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tử tế có thể “lây lan”. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng những hành vi giúp đỡ nhau sẽ tạo ra hiệu ứng hình tháp, lan truyền ba cấp độ từ khởi nguồn ban đầu.

Điều này có nghĩa là đối xử tử tế với người khác có thể khiến họ đối xử tốt với những người tiếp theo, châm ngòi một làn sóng hành vi tử tế và hỗ trợ lẫn nhau trong các mạng lưới xã hội.

 

Những điều cần cân nhắc.

Mặc dù rõ ràng tử tế mang lại nhiều lợi ích quan trọng, nhưng nó cũng đưa đến một số điểm tiêu cực. Điều này đặc biệt đúng khi nhu cầu hành xử tử tế gây cản trở quá trình trao đổi thành thật và tính xác thực.

 

Nếu bạn không nói ra những điều mình thực sự muốn trong một mối quan hệ vì để tránh xung đột và để thể hiện mình tử tế thì điều đó có nghĩa là bạn không cho mọi người thấy con người thật của bạn.

Điều này sẽ khiến các mối quan hệ trở nên thiếu đi chiều sâu và thân mật cảm xúc. Cãi vã và xung đột có thể xuất hiện, nhưng sự thiếu kết nối và tình trạng dần bớt thân thiết cũng có thể tồn tại.

 

Mặc dù tử tế hời hợt có thể cũng có điểm tiêu cực, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không nên cố gắng để trở thành người tử tế. Chìa khóa nằm ở sự tập trung vào thái độ tử tế được vun đắp bởi sự tận tâm và chu đáo, không phải bởi vẻ lịch sự giả tạo nhằm che giấu cảm xúc thật của bạn.

 

Kết luận.

Có rất nhiều cách bạn có thể thực hành sự tử tế trong đời sống thường nhật. Bạn cũng có thể bắt đầu bằng cách thể hiện sự biết ơn với một ai đó trong cuộc sống hoặc tình nguyện làm việc gì đó mà bạn quan tâm.

Tử tế khiến bạn cảm thấy vui – biến tử tế thành một thói quen cũng tự khiến nó trở thành một phần thưởng.

 

Gặp khó khăn khi cố gắng trở thành một người tử tế là chuyện bình thường. Cũng giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, trở thành một người tử tế hơn có thể cần nhiều thời gian và công sức.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét