Thứ Hai, 10 tháng 7, 2023

Cuộc đối đầu giữa não trái và não phải

CUỘC ĐỐI ĐẦU GIỮA NÃO TRÁI VÀ NÃO PHẢI

Bạn có bao giờ nghe mọi người nói họ có khuynh hướng tư duy bằng não trái hơn hoặc não phải hơn chưa?

Theo mô tả, người tư duy bằng não trái có kỹ năng logic và toán học tốt. Những người được cho là tư duy bằng não phải lại có tài năng thiên vào những thứ mang tính sáng tạo. Khi tìm hiểu kỹ hơn quan niệm phổ biến về người thuận “não trái” và “não phải”, bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng ý tưởng này vốn chỉ là một trong rất nhiều những lời đồn đoán thiếu chính xác về não bộ.

Thuyết não trái – não phải là gì?

Theo học thuyết về sự thống trị của não trái – não phải thì mỗi bán cầu não sẽ kiểm soát những dạng tư duy khác nhau. Ngoài ra, người ta cũng quan niệm rằng mỗi người trong chúng ta đều sẽ thích tư duy bằng một bên nào đó hơn bên còn lại.

Ví dụ, một người thiên về “não trái” thường được mọi người nhận xét là logic hơn, phân tích tốt hơn và khách quan hơn. Một người “não phải” thường được công nhận là có trực giác tốt hơn, sâu sắc và chủ quan hơn.

Trong tâm lý học, học thuyết này dựa trên hoạt động lệch bên trong chức năng của não bộ. Não bộ bao gồm hai bán cầu, mỗi bên giữ nhiều vai trò. Hai bên não giao tiếp với nhau qua thể chai. (Thể chai là bó sợi chính nối hai bán cầu não cho phép truyền thông tin vận động, cảm giác, và nhận thức giữa 2 bán cầu)

Bán cầu não trái kiểm soát cơ bên phải của cơ thể trong khi bãn cầu não phải kiểm soát phần cơ thể bên trái. Đây là lý do tại sao tổn thương não trái sẽ ảnh hưởng lên các bộ phận cơ thể bên phải.

Những nghiên mới sau này đã chỉ ra rằng não bộ không hoạt động hoàn toàn lưỡng phân như quan niệm trước đây.

Ví dụ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng những năng lực trong những môn như toán sẽ là mạnh mẽ nhất khi cả hai bán cầu làm việc cùng nhau.

Ngày nay, các nhà thần kinh học biết được rằng hai bán cầu não phối hợp với nhau để thực hiện hàng loạt các công việc và rằng hai bán cầu giao tiếp với nhau qua thể chai.

Carl Zimmer giải thích trong một bài báo trên tạp chí Discover rằng, “Dù não bộ có thiên lệch một bên đến thế nào đi nữa thì hai bán cầu vẫn phải phối hợp cùng với nhau.”

 “Quan niệm trong tâm lý học phổ thông (quan niệm phổ biến) về não trái – não phải không thể hiện được mối quan hệ gần gũi, phối hợp cặn kẽ của hai bên não. Chẳng hạn bán cầu não trái chuyên biệt vào các âm giúp hình thành từ ngữ và xử lý ngôn ngữ. Bán cầu não phải nhạy cảm hơn với các đặc trưng cảm xúc của ngôn ngữ, điều chỉnh giọng điệu chậm rãi rõ ràng từ đó truyền tải được ngữ điệu và trọng âm.”

Trong một nghiên cứu thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của Đại học bang Utah, tiết lộ rằng mặc dù các hoạt động có cường độ cao hơn trong một số khu vực quan trọng nhưng cả hai bán cầu đều, về cơ bản là, trung bình tương đương nhau trong các hoạt động.

TS. Jeff Anderson giải thích, “việc một số chức năng não xuất hiện ở một bên bán cầu hay bên còn lại là hoàn toàn chính xác. Ngôn ngữ có xu hướng mạnh hơn ở não trái và sự tập trung có nhiều hơn ở não phải. Nhưng con người ta thường không có mạng lưới não “thuận” trái hay “thuận” phải.

Mặc dù ý tưởng về người thuận não trái/não phải đã được giải đáp, nhưng đây vẫn là quan niệm phổ biến. Vậy chính xác thì học thuyết này nói gì?

Theo học thuyết sự thống trị của não phải – não trái, bán cầu não phải giỏi nhất trong biểu cảm và sáng tạo. Bán cầu não trái sẽ “tinh tường” các công việc thiên về logic, ngôn ngữ và tư duy phân tích.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra thuyết não trái/não phải chỉ là một lời đồn đoán thiếu căn cứ, tuy nhiên đây vẫn là quan niệm hết sức phổ biến. Tại sao? Không may thay là nhiều người không biết rằng học thuyết này đã lỗi thời. Và cũng không may thay là ý tưởng này dường như đã ăn sâu vào nền văn hóa đại chúng.

Các tài liệu đã khái quát hóa quá đà và cường điệu hóa quá mức việc hiểu được những thế mạnh và điểm hạn chế của bản thân trong một số lĩnh vực nhất định có thể giúp bạn xây dựng những cách thức học tập và nghiên cứu tốt hơn.

Ví dụ, học sinh nào gặp khó khăn trong việc làm theo hướng dẫn bằng lời (thường được coi là một đặc tính của người thuận não phải) sẽ cảm thấy tốt hơn hơn khi viết xuống những hưỡng dẫn, từ đây giúp hình thành khả năng tổ chức tốt hơn.

Điều quan trọng cần nhớ nếu bạn tham gia một trong rất nhiều các bài kiểm tra não phải/trái thường thấy trên mạng là những bài này làm cho vui thôi chứ ta không nên đặt quá nhiều trọng tâm vào kết quả.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/left-brain-vs-right-brain-279505

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét