Thứ Ba, 11 tháng 7, 2023

5 ngôn ngữ tình yêu, với nhiều người cả bố mẹ thì nó lạ lắm

5 NGÔN NGỮ TÌNH YÊU, VỚI NHIỀU NGƯỜI CẢ BỐ MẸ THÌ NÓ LẠ LẮM

Tình yêu không chỉ được thể hiện qua lời nói. Có rất nhiều cử chỉ, hành động giúp con người bày tỏ tình cảm và sự quan tâm lẫn nhau.

“5 Ngôn Ngữ Tình Yêu” (The 5 Love Languages) là cuốn sách nổi tiếng của Gary Chapman, trình bày về những cách thức phổ biến giúp con người thể hiện tình yêu thương. Có những người sẽ thích nghe những lời nói ngọt ngào, hay có những người chỉ tin vào “real love" thông qua hành động, không phải ai cũng “hiểu” được tình yêu của người khác nếu họ không truyền đạt bằng đúng “ngôn ngữ" của đối phương.

Đặc biệt với cha mẹ và con cái, dù ai cũng biết tình cảm dạt dào mà cha mẹ hoặc con cái dành cho mình ra sao, khi ngôn ngữ tình yêu của mỗi người khác nhau, những hoài nghi và mâu thuẫn vẫn có thể xuất hiện. Đôi khi, cả hai cùng có chung ngôn ngữ tình yêu, nhưng cách thể hiện lại… chẳng liên quan gì với nhau cả.

5 ngôn ngữ tình yêu: Bạn thuộc loại nào?

Năm ngôn ngữ tình yêu mô tả năm cách mà chúng ta đón nhận và thể hiện tình yêu. Đó là những lời yêu thương, thời gian bên nhau, sự gần gũi cơ thể, cử chỉ (hành động) chu đáo và quà tặng.

Chính vì vậy việc hiểu ngôn ngữ tình yêu của đôi bên dẫn đến sự hài lòng trong mối quan hệ lành mạnh.

 

1. Lời yêu thương (Words of Affirmation)

Lời yêu thương là 1 trong 5 ngôn ngữ tình yêu, thể hiện qua những lời nói tích cực, tin nhắn ngọt ngào:

* Những lời khen ngợi hoặc sự đánh giá cao

* Nhật kí yêu thương

* Những tin nhắn hỏi thăm để đối tác biết rằng bạn quan tâm đến họ

* Quan tâm đến những gì đối phương đang nói

* Công nhận sự nỗ lực và thành tích của họ

* Sự khích lệ, động viên

* Chia sẻ một kỷ niệm, thư từ, ảnh, có ý nghĩa đối với tình yêu của hai bạn

* Nghe những điều tích cực

Những người có ngôn ngữ tình yêu này thường dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những lời nói không tử tế hoặc những lời chỉ trích gay gắt.

 

2. Cử chỉ, hành động chu đáo (Acts of Service)

Việc thể hiện tình cảm bằng hành động, giúp đỡ những điều nhỏ nhặt cũng mang nhiều ý nghĩa cho người thuộc ngôn ngữ tình yêu này. Một số biểu hiện như:

* Đối tác giúp bạn đảm nhận một số trách nhiệm. Dù đó là công việc mà họ không thích như việc nhà, nội trợ, nhưng họ vẫn sẵn sàng chia sẻ, gánh đỡ cho bạn.

* Thay vì lời nói suông, đối tác hành động theo cam kết và thực hiện mọi việc.

* Hành động từ đối phương giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn một chút hoặc giúp giảm bớt khối lượng công việc, áp lực cuộc sống.

* Người yêu có những hành động thực tiễn mà không cần phải hỏi hoặc nhắc nhở.

 

Với những người có nhu cầu này, tình yêu là một động từ và việc người yêu hỗ trợ, giúp đỡ là điều hạnh phúc họ muốn.

 

 

3. Thời gian bên nhau (Quality time)

Trong 5 ngôn ngữ tình yêu, nhu cầu cùng trải ngiệm, dành thời gian bên nhau là ngôn ngữ tình yêu mãnh liệt của một số người. Cụ thể như:

* Yêu thích những trải nghiệm mới và những ý tưởng về các buổi hẹn hò.

* Mong muốn sự chú ý hoàn toàn của đối tác dành cho mình (như không kiểm tra điện thoại khi nói chuyện).

* Không chỉ là lượng thời gian dành cho nhau mà còn là chất lượng: Bao gồm giao tiếp bằng ánh mắt, sự hiện diện, tập trung lắng nghe và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ.

* Tham gia chung các hoạt động để họ tận hưởng thời gian bầu bạn với nhau: Cùng chơi môn thể thao chung, cùng đi du lịch,…

4. Quà tặng (Gifts)

Trong 5 ngôn ngữ tình yêu: “Quà tặng” thể hiện qua việc người nhận quà hạnh phúc khi đối phương tặng món quà có ý nghĩa đằng sau đó:

* Những món quà nhỏ thể hiện sự quan tâm như ly cà phê hoặc chiếc bánh sô cô la.

* Khi đối tác làm bạn ngạc nhiên với món quà mà không có lý do.

* Món quà mà đối tác đã suy nghĩ rất nhiều: như máy rửa mặt chăm sóc da, một cuốn sách bạn yêu thích,..

* Những món quà thể hiện người đó thực sự hiểu bạn, như chàng trai tặng chiếc tất ong nghệ mà cô gái thích nhất trong phim me before you.

5. Sự gần gũi cơ thể (Physical touch)

Ngôn ngữ tình yêu này thể hiện qua mong muốn có sự gần gũi cơ thể (không nhất thiết là quan hệ tình dục). Họ trân trọng:

* Ngôn ngữ cơ thể trong tình yêu: Những cái chạm trìu mến như nắm tay, ôm ấp hoặc chạm nhẹ vào mặt, cơ thể họ.

* Kết nối an toàn: Sự gần gũi về thể chất cho phép họ cảm thấy được kết nối an toàn với đối tác.

Lưu ý, ngay cả đối tác có nhu cầu gần gũi, không phải lúc nào họ cũng muốn được chạm vào hoặc chỉ gần gũi theo những cách nhất định.

Hơn nữa, bạn không nên ép đối phương tham gia vào các hoạt động thân mật mà họ không thoải mái. Điều này cần có sự đồng ý từ hai bên.

 

Nếu bạn đang gặp vấn đề trong mối quan hệ tình cảm, việc hiểu và thực hiện những ngôn ngữ tình yêu của đối phương sẽ là chiếc phao cứu sinh, có thể đưa mọi thứ trở lại đúng hướng.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét