Thứ Ba, 11 tháng 7, 2023

Cụ ông 256 tuổi tiết lộ bí quyết trường thọ

CỤ ÔNG 256 TUỔI TIẾT LỘ BÍ QUYẾT TRƯỜNG THỌ

Cụ Li Ching-Yun sinh ra và mất đi tại tại ngôi làng Kaihsien thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Tuy nhiên, dựa vào nhiều tài liệu, hồ sơ thì vào năm 1930, giáo sư người Trung Quốc, Wu Chung-Chien của trường Đại học Thành Đô đã phát hiện ra “giấy chứng sinh” của Hoàng gia cũng như những bức thư chúc thọ của các Hoàng đế nhà Thanh, cho thấy rõ Li được sinh ra vào năm 1677 (năm Khang Hy thứ 17) tại huyện Kỳ Giang (tỉnh Tứ Xuyên).

Vào các năm 1827 và 1877, triều đình nhà Thanh đã cử hành lễ mừng thọ 150 tuổi và 200 tuổi cho cụ một cách long trọng. Trong các bức thư chúc mừng này còn khẳng định: cụ Li Ching-Yun là chuyên gia thảo dược, lão võ sư kiêm cố vấn chiến thuật, đồng thời cũng là một bậc thầy khí công danh tiếng lẫy lừng Trung Quốc thời đó. 

Cụ Li năm 10 tuổi đã từng đi khắp nơi như Cam Túc, Thiểm Tây, Tây Tạng, An Nam, Tây An và Mãn Châu để hái thuốc. Trong 100 năm đầu tiên, ông tiếp tục theo đuổi nghiệp này, sau đó chuyển sang bán thảo dược do người khác hái về. Cụ bán các loại thảo dược như linh chi, kì tử, nhân sâm, hà thủ ô v.v., đồng thời cụ cũng dùng những loại thảo dược này cùng với rượu gạo làm đồ ăn thức uống sống qua ngày.

Trong gần 40 năm, cụ chỉ ăn các loại thảo dược như linh chi, kì tử, nhân sâm, hà thủ ô và uống rượu gạo để sống. Năm 1749, khi cụ 71 tuổi, cụ đã gia nhập quân đội với danh nghĩa võ sư. Cụ Li rất được mọi người yêu quý, cụ đã từng kết hôn 23 lần, sinh được hơn 200 người con.

251 tuổi vẫn trẻ, dẻo dai như tuổi 60

Năm 1927, ông nhận lời mời của tướng Yang Sen (Trung Hoa dân quốc) tới huyện Tứ Xuyên làm khách trong nhà. Ngay từ khi mới gặp mặt cụ Li, tướng Yang Sen hết sức ấn tượng và khâm phục trước sự trẻ trung, sức dẻo dai và tài nghệ võ thuật của cụ. Khi ấy, tướng Yang Sen tự hỏi mình: “Làm thế nào mà cụ Li tuổi đã cao như vậy rồi mà vẫn trẻ khỏe như đang thời trung niên vậy nhỉ? Chẳng lẽ cụ có thần dược”. Bức chân dung nổi tiếng về cụ được chụp trong thời gian này.

Sau khi trở về được một năm, cụ Li mất. Một số nói rằng, cái chết của cụ là do nguyên nhân tự nhiên, nhưng cũng có người bảo, trước khi mất cụ Li nói với người nhà: “Tôi đã làm xong những việc mà tôi cần phải làm, tôi sắp sửa trở về nhà (tạ thế)”. Quả thật sau đó một thời gian ngắn, ông tịch.

Sau cái chết của cụ Li, tướng Yang Sen có những điều tra về ngày tháng năm sinh của cụ Li. Mục đích của cuộc điều tra này nhằm làm sáng tỏ sự trường thọ kỳ lạ của cụ Li. Không lâu sau đó, tướng Yang Sen đã viết những phát hiện của mình liên quan đến tuổi đời, cuộc sống sinh hoạt của cụ Li trong một báo cáo. Bài viết mang tựa đề “Câu chuyện có thật về một người đàn ông 250 tuổi”, trong đó mô tả “Li Ching-Yun mắt rất sáng, cao khoảng 2m, bước chân mạnh mẽ, nước da hồng hào đầy sức sống”.

Năm 1933, sự ra đi của Li Ching-Yun đã được báo chí khắp thế giới đưa tin, bao gồm cả những tờ báo uy tín nhất thế giới đương thời như tạp chí Time và New York Times. Căn cứ vào một tài liệu có đề cập đến đời sống hôn nhân của người đàn ông nhiều tuổi nhất thế giới này, người ta biết được ông Li đã tiễn 23 bà vợ về suối vàng và đang sống với đứa con thứ 24 - khi đó đã ngoài 60 tuổi.

Khi cụ sắp qua đời, cụ đã nói: “Ta đã hoàn thành toàn bộ những việc phải làm trên đời này rồi.” Lời nói cuối cùng của cụ liệu có hàm ý bí quyết trường thọ trong đó không? Cụ thường bị mọi người hỏi bí quyết trường thọ. Bí quyết trường thọ của cụ Li là:

“Luôn giữ cho tâm được tĩnh, đứng ngồi ngay ngắn, đi lại nhẹ nhàng uyển chuyển như chim, ngủ tỉnh như chó giữ nhà”.

Khi được lãnh chúa Wu Pei Fu (Ngô Bội Phu) mời đến nhà riêng để chia sẻ về bí quyết trường thọ cụ cũng từng trả lời như vậy.

Cụ Li luôn giữ tâm trí thoải mái, kết hợp kỹ năng thở để tạo ra bí quyết trường thọ của riêng mình. Ngoài ra thói quen ăn uống cũng có tác dụng rất lớn trong vấn đề giữ gìn tuổi thọ của cụ. Tuy nhiên trong ghi chép của người đời, bí quyết lớn nhất của cụ vẫn là giữ cho tâm được tĩnh.

Theo DKN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét