Hiển thị các bài đăng có nhãn Lối sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lối sống. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2025

Vôi vàng kết luận cuộc sống của bạn chẳng đi đến đâu hết

 

VÔI VÀNG KẾT LUẬN CUỘC SỐNG CỦA BẠN CHẲNG ĐI ĐẾN ĐÂU HẾT

 1. Không có người tốt và người xấu

Rất nhiều người nghĩ rằng bản thân mình hoàn hảo hơn người khác. Và điều gì xảy ra khi mọi người không có chung quan điểm với bạn là những người xấu. Chúng ta thấy điều này ở khắp mọi khía cạnh: chủng tộc, tôn giáo, các mối quan hệ, thậm chí nhiều người cho rằng tính cách của mình chính là khuôn mẫu cho hành vi tốt.

Điều chúng ta không hiểu là mọi người đang sống theo cách tốt nhất mà họ thấy phù hợp. Họ có một bộ quy tắc mà họ đã xây dựng trong quá trình trưởng thành mà họ cho là ý nghĩa với bản thân.

“Có những người hạnh phúc và khốn khổ, có người phạm sai lầm nhưng không có người tốt và người xấu.” - Sadhguru

Tất cả mọi người không tốt hay xấu. Bạn có ý tưởng của bạn; bạn có quan điểm riêng của bạn về cuộc sống; bạn có những ưu tiên của bạn, và những người khác cũng vậy.

2. Tầm quan trọng của việc biết định vị bản thân

“Sai lầm lớn nhất của con người là mọi người luôn cố gắng lấy niềm vui từ bên ngoài.” - Sadhguru

Chúng ta đều thích lời khen. Chúng khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc đặc biệt là khi chúng được đưa ra một cách chân thành.

Hầu hết mọi người trở thành kiểu người mà họ được người khác đánh giá. Họ trở nên nông cạn, bám vào mọi thứ mọi người nói hoặc nghĩ về họ. Họ như những con thiêu thân cố gắng sống theo mong đợi của người khác để rồi thất bại và mệt mỏi vì không được sống là chính mình.

Điểm mấu chốt là đây: phụ thuộc vào ý kiến của người khác để đánh giá bản thân dẫn đến một cuộc sống lộn xộn. Làm thế nào để thay đổi? Câu trả lời là hiểu chính mình.

3. Xác định ý nghĩa của sự tồn tại

“Nếu mục đích của cuộc sống là hoàn thành bổn phận mà chúng ta được trao cho, cuộc sống sẽ bị lu mờ bởi mục đích của bạn.” – Sadhguru.

Không có một mục đích đồng nghĩa với việc sống không có ý nghĩa. Vấn đề là làm thế nào để biết khi nào chúng ta đã tìm thấy mục đích của mình?

Hãy để cuộc sống của bạn được thúc đẩy bởi những mục đích tốt đẹp, chứ không phải tìm kiếm một mục đích; hãy để nó mở ra hành trình, việc của bạn là tận hưởng hành trình đó. Hãy để cuộc sống tự nó có ý nghĩa với bạn.

4. Đừng vội vàng kết luận

“Nhận ra sự thiếu hiểu biết của bản thân có ý nghĩa hơn nhiều so với kiến thức mà bạn học được” - Sadhguru

Một số quan niệm sai lầm đã tồn tại và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác vì mọi người chỉ muốn đi đến kết luận về mọi thứ. Chúng ta có thể học cách ở trong trạng thái trung lập: không nghiêng về phía nào, không có ý kiến…

Bạn càng đưa ra nhiều kết luận, bạn càng dễ dàng bỏ qua những chi tiết tiềm ẩn. Gạt bỏ kết luận và khám phá cuộc sống.

Theo Medium

Ảnh: Đạo sư Jaggi Vasudev (Sadhguru) sinh ra ở Myusuru, Karnataka, Ấn Độ năm 1957. Mẹ là nội trợ, cha làm bác sĩ nhãn khoa.

 

 

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2024

Cách ứng xử trong cuộc sống: “Thẳng” nhưng “Khéo”

 

CÁCH ỨNG XỬ TRONG CUỘC SỐNG: “THẲNG” NHƯNG “KHÉO”

Thông thường chúng ta hay có quan niệm rằng, một người "thẳng thắn" thì khó mà "khéo léo". Vì họ thường nói ra những điều họ nghĩ mà không quá quan tâm dư luận - những người xung quanh sẽ phản ứng như thế nào. 

Học cách ứng xử trong cuộc sống và trong giao tiếp là bài học dành cho nhiều đối tượng. Trong đó “thẳng thắn” và “khéo léo” là hai tính cách quan trọng được phân tích trong bài viết này.

 

Thẳng thắn là gì?

 

Đầu tiên, hãy bàn về “Thẳng thắn”. Chúng ta cần hiểu thế nào gọi là “thẳng thắn”. Những người nói thẳng thường nói thật và dám nói ra những điều mà nhiều người không dám nói.

Những lời nói đó có thể tốt hoặc xấu nhưng không hề nói thêm hoặc nói bớt nhằm xuyên tạc câu chuyện.

 

Thẳng thắn là một đức tính tốt nhưng thẳng thắn quá thường hay mất lòng. Tuy nhiên không thể phủ nhận, những góp ý thẳng thắn giúp chúng ta nhiều bài học quý báu, mà bài học đầu tiên đó là học cách làm bạn và nói chuyện “thẳng thắn” với những người “thẳng thắn”; bởi một trong những cách ứng xử thông minh trong giao tiếp đối với người thẳng thắn là hãy thẳng thắn giống như họ.

Đôi khi bạn tự hỏi có nên thẳng thắn hay không. Tuy nhiên, sự thắng thắn có thể khiến bạn mất lòng trước được lòng sau.

“Thẳng thắn” thôi chứ đừng “vô duyên”

 

Để sự “thẳng thắn” không biến thành “vô duyên”, hãy lắng nghe và học thêm cách ứng xử thông minh trong cuộc sống từ những người “thảo mai”. Những người thảo mai thường khéo ăn khéo nói trong giao tiếp, biết lấy lòng mọi người xung quanh, biết tạo ra những lợi ích cho riêng mình.

 

Tuy không ai thích những cô nàng “thảo mai” nếu họ biết cô ấy “thảo mai”, nhưng những cô nàng “thảo mai” thường có khá nhiều người yêu mến. Nếu thẳng thắn quá, bạn sẽ khiến nhiều người ghen ghét, thậm chí có thể bị ghét ra mặt.

 

Trong cách ứng xử trong giao tiếp, có khá nhiều người thích được ngọt nhạt, khen ngợi và tung hô. Khi tiếp nhận lời khen, cái tôi được vuốt ve khiến đôi khi lý trí bị mất kiểm soát. Theo lẽ thường tình, chúng ta luôn đón nhận lời khen trong tâm trạng hân hoan.

 

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2024

Nghệ thuật của việc sống bừa bộn

 

NGHỆ THUẬT CỦA VIỆC SỐNG BỪA BỘN

 

Từ xưa đến giờ, lối sống gọn gàng, ngăn nắp luôn được mọi người hướng đến và ca ngợi, do đó, sự lộn xộn và bừa bộn thường bị hiểu nhầm là kết quả của lối sống lười biếng. Có phải vậy không khi mà nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng bừa bộn là dấu hiệu của một thiên tài?

 

Nếu ai đó có than phiền về góc làm việc bừa bộn của bạn thì đừng lo vì các nhà khoa học tin rằng, đó là dấu hiệu của những thiên tài. Trong một thế giới mà sự gọn gàng, ngăn nắp luôn được đặt lên hàng đầu thì những người bừa bộn thường bị hiểu nhầm thành những kẻ lười biếng.

 

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã “minh oan” cho những kẻ bừa bộn khi cho rằng thỉnh thoảng làm việc trong một mớ lộn xộn sẽ hiệu quả hơn khi làm việc ở những nơi gọn gàng và có tính chính xác cao.

Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Minnesota cũng cho biết rằng những thiên tài sáng tạo thường có khuynh hướng muốn làm việc ở những nơi lộn xộn hơn.

 

Sau khi kiểm tra mức độ sáng tạo trong ý tưởng của những người làm việc ở cả hai môi trường gọn gàng và lộn xộn, nghiên cứu tiết lộ rằng mặc dù cả hai nhóm trên đều đưa ra cùng một số lượng ý tưởng như nhau nhưng ý tưởng của nhóm làm việc trong môi trường bừa bộn thì được các giám khảo đánh giá là thú vị và sáng tạo hơn.

 

Không chỉ vậy, các số liệu cũng chỉ ra rằng những người làm việc ở nơi lộn xộn thường có khuynh hướng mạo hiểm hơn trong cuộc sống trong khi những người gọn gàng, ngăn nắp lại thường đi theo lối mòn, từ chối cái mới và chỉ làm theo những lề lối có sẵn.

Họ cho biết thêm: “Môi trường làm việc lộn xộn có vẻ dễ gây cảm hứng cho con người hơn, khiến họ dễ dàng phá vỡ những lề lối xưa cũ, sáng tạo ra những gì chưa có”.

 

Vậy đâu là lý do giải thích cho điều này? Có lẽ là bởi những thiên tài có nhiều thứ phải quan tâm hơn là việc chăm chút cho mọi thứ ở vị trí gọn gàng, ngăn nắp.

Thay vào đó, bên dưới mớ lộn xộn mà người bình thường nhìn thấy, chính là một hệ thống sắp xếp riêng mà chỉ có họ mới hiểu.

 

Chẳng hạn như thiên tài Albert Einsten, Thomas Edison và Steve Jobs đều làm việc trong môi trường lộn xộn, không ngăn nắp. Einstein cũng từng có một câu nói nổi tiếng về vấn đề này: “Nếu một cái bàn lộn xộn là dấu hiệu của một cái đầu lộn xộn vậy thì cái bàn trống sẽ là dấu hiệu cho điều gì?”.