Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2022

Vì sao ta dễ mắc chứng mệt mỏi, kiệt sức?

 

VÌ SAO TA DỄ MẮC CHỨNG MỆT MỎI, KIỆT SỨC?

Vài năm trước, Anna Katharina Schaffner trở thành một trong những bệnh nhân mới nhất của căn bệnh kiệt sức.

Schaffner nói: "Sự giận dữ khi kiệt sức thường không biến thành chuyện quay sang tự tấn công bản thân mà là chống lại tổ chức nơi họ làm việc, chống lại khách hàng mà họ đang cộng tác, hoặc rộng hơn là chống lại hệ thống xã hội chính trị hay kinh tế."

 

Một nghiên cứu của các bác sĩ tại Đức phát hiện ra 50% bác sĩ có vẻ như đang trải qua tình trạng "kiệt sức". Những người này cảm thấy mỏi mệt trong từng giờ làm việc trong ngày và chỉ một ý nghĩ về công việc buổi sáng cũng khiến họ cảm thấy kiệt quệ.

"Các lý thuyết gia cho rằng trầm cảm bao gồm sự mất tự tin, thậm chí tự khinh bỉ hay căm ghét bản thân, và không liên quan đến kiệt sức. Trong khi với kiệt sức, hình ảnh về bản thân vẫn nguyên vẹn,"

 

Mệt thể xác hay mệt tinh thần?

Sự đòi hỏi ngày càng gia tăng với năng suất làm việc và và nhu cầu cảm xúc để chứng minh giá trị của bản thân qua công việc khiến nhân viên luôn ở trong tình trạng "căng như dây đàn".

Đối mặt với kiểu áp lực đó từ ngày này qua ngày khác, cơ thể liên tục hứng chịu các đợt dâng trào hormone gây căng thẳng, buộc cơ thể con người phải chiến đấu không ngừng.

Các thành phố (và thiết bị công nghệ) luôn luôn vận hành trong đời sống, và thứ văn hoá không ngừng "24/7" này có thể khiến ta rất khó nghỉ ngơi bất cứ giờ nào dù là ngày hay đêm.

Không có cơ hội để nạp năng lượng cho não bộ và cơ thể, nguồn năng lượng dự trữ của ta lập tức rơi vào tình trạng thấp đến mức nguy hiểm. Ít nhất, đó cũng là về mặt lý thuyết.

 

Các nhà trí thức từ Oscar Wilde cho đến Charles Darwin, Thomas Mann và Virginia Woolf đều bị chẩn đoán suy nhược thần kinh, vào thập niên 1970 họ cho là sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản hung hãn đã bóc lột không thương tiếc người lao động.

 

Bác sĩ đổ lỗi căn bệnh là do sự thay đổi xã hội trong thời cách mạng công nghiệp, mặc dù những sợi thần kinh mỏng manh cũng được xem như biểu tượng tri thức và tinh hoa; thậm chí một số bệnh nhân thấy thích thú tự hào về tình trạng bệnh của mình.

Mặc dù ít quốc gia có xu hướng chẩn đoán bệnh suy nhược thần kinh ngày nay, các bác sĩ Trung Quốc và Nhật Bản thường xuyên sử dụng cụm từ này - và một lần nữa, với cáo buộc quen thuộc rằng đây là một triệu chứng tương tự như sự trầm cảm nhưng được gọi bằng cái tên không mang tính kỳ thị.

 

Bí ẩn năng lượng?

Trong thực tế, chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu điều gì đem lại cho mình cảm giác về "năng lượng" và vì sao nó có thể tiêu tan nhanh chóng mà chẳng cần phải làm việc đến kiệt sức về thể chất.

Ta vẫn không biết liệu hội chứng này bắt nguồn từ cơ thể hay tâm trí, liệu chúng có phải là hệ quả của xã hội hay nó xuất hiện dựa trên hành vi của mỗi chúng ta.

Có lẽ sự thật là hỗn hợp của tất cả những thứ trên, mỗi thứ một chút: một sự hiểu biết ngày càng gia tăng về sự gắn bó giữa tâm trí và cơ thể cho thấy cảm xúc và niềm tin của ta có tác động sâu sắc lên thể chất.

 

Mệt vì quá tự chủ?

Schaffner không bác bỏ áp lực của đời sống hiện đại. Bà nghĩ chuyện này xảy ra một phần, vì sự tự chủ của ta ngày càng lớn, vì ngày càng có nhiều nghề nghiệp cho ta cơ hội có thể tự do kiểm soát hoạt động của mình.

Khi không xác định được ranh giới rõ ràng, nhiều người tự gây cảm giác căng thẳng cho bản thân.

"Nó thường thể hiện dưới dạng lo lắng, sợ rằng mình không làm tốt công việc, sợ rằng mình chưa đạt, mình chưa đáp ứng được kỳ vọng,"

"Bằng rất nhiều cách, công nghệ có nghĩa là tiết kiệm năng lượng nhưng chính chúng đã trở thành nhân tố gây căng thẳng," bà nói. Ngày nay, mọi người càng khó khăn hơn nếu muốn chỉ làm việc khi có mặt ở sở làm.

"Cách chữa trị kiệt sức thường đòi hỏi rất cụ thể. Bạn phải biết chính bản thân mình, biết điều gì khiến bạn mất năng lượng và thứ gì giúp bạn hồi phục," Schaffner nói.

Một số người cần sự kích thích từ thể thao mạo hiểm, trong khi người khác lại thích đọc sách hơn. "Quan trọng là vẽ ra lằn ranh rõ ràng giữa công việc và nghỉ ngơi," bà nói. "Những thứ đó đang bị đe doạ."

 

Bản thận Schaffner nhận thấy sự hiểu biết rộng hơn đã giúp bà qua được những cơn thăng trầm về sức khoẻ tâm lý của mình.

"Điều đó khiến tôi được trấn an khi biết mọi người không cô đơn trong cảm xúc của họ, bởi cũng có những người khác cảm thấy giống như vậy - dù trong những hoàn cảnh khác nhau."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét