Thứ Tư, 8 tháng 5, 2024

Đừng than phiền; đừng giải thích.

 

ĐỪNG THAN PHIỀN; ĐỪNG GIẢI THÍCH.

Câu nói ngắn gọn đầy súc tích này lần đầu tiên được phát biểu bởi vị thủ tướng nước Anh Benjamin Disraeli, và sau này được thừa nhận như là một phương châm sống bởi rất nhiều những người Anh có địa vị cao khác.

Câu châm ngôn này đã trở thành một câu thần chú đưa đường chỉ lối về sức mạnh, sự tự tin, và tự hào trách nhiệm cho mọi người trong cuộc sống hiện đại.

“Đừng phân trần - bạn bè bạn không cần nó, và kẻ thù của bạn đằng nào cũng sẽ chẳng tin.” –Elbert Hubbard

Phân trần chính là trao sức mạnh cho người khác. Khi có một ai đó chỉ trích hay xúc phạm đến bạn, khó chịu trước điều bạn đã làm hay đã nói, hay nghi ngờ về những quyết định của bạn.

và việc tại sao bạn lại lựa chọn làm điều nào đó theo một cách nhất định nào đó, thì việc bạn muốn phân trần rằng tại sao bạn lại cho rằng họ sai là hoàn toàn tự nhiên

- đặc biệt là khi người đó động chạm tới sự chính trực và danh dự của bạn. Và thực ra một số hành vi phản ứng là hoàn toàn chấp nhận được.

Nếu đó là người mà bạn biết và tôn trọng ngang hàng - một ai đó mà bạn xem như là thuộc về “vòng tròn danh dự” của bạn – và nếu như họ phát biểu một điều gì đó thật thông thái và thú vị, thì có lẽ bạn sẽ muốn tự giải thích để đi tới một cuộc thảo luận sâu xa hơn.

Nếu như người đó là cấp trên của bạn hoặc là một vị khách hàng, bạn có thể sẽ cần phải đưa ra một lời giải thích để giữ lấy công việc hay cơ hội kinh doanh của mình.

Nếu như đó là người mà bạn quan tâm - chẳng hạn như là người yêu hay một người bạn – và các bạn đã hoàn toàn hiểu sai ý nhau, thì có thể bạn sẽ muốn được tự giải thích trong nỗ lực cứu vãn mối quan hệ này.

Nhưng, nếu bên chỉ trích, xúc phạm, hoài nghi bạn là một ai đó mà bản thân bạn không biết rõ (như là một người lạ trên mạng hay là cộng đồng nói chung), không quan tâm tới, và hoặc không tôn trọng ngang hàng

- một ai đó mà đáng lý ra không nên có những lời lẽ về hay sự áp đặt lên những lựa chọn của bạn – thì việc bỏ ra thời gian để mà giảng giải cho họ hiểu vì sao họ lại sai, hay tại sao bạn lại đưa ra cái quyết định mà bạn đã thực hiện, thật là khờ dại quá.

Khi cứ bận tâm đến suy nghĩ của người mà không nằm trong số những người bạn tôn trọng, thì có nghĩa là bạn đang cho phép bản thân mình bị kéo xuống ngang tầm với người đó.

Tự mình phân trần về bản chất là một nỗ lực nhằm để có được sự thừa nhận của người khác.

Nó cho thấy rằng bạn cảm thấy bị tổn thương khi sự thừa nhận ấy bị mất đi, và mong mỏi được nhận lại nó.

Khi bạn thể hiện rằng bạn bận tâm tới một ý kiến mà bạn, và bất kỳ một người ngoài cuộc nào, biết là không nên như vậy, thì bạn đang tỏ ra yếu đuối.

Chịu thua trong cuộc chiến giữa việc cố gắng phớt lờ chúng và khao khát được đáp trả, có nghĩa là bạn đang chứng tỏ sự thất bại của mình trong việc kiểm soát bản thân.

Hơn thế nữa, khi một kẻ ngớ ngẩn khiêu khích sự đáp trả từ bạn, tức là bạn đang công nhận tầm quan trọng của anh ta đấy.

Anh ta khiến bạn phải làm điều gì đó đi ngược lại so với khả năng nhìn nhận vốn dĩ sáng suốt hơn thế này của bạn.

Bạn đã trao cho anh ta hai thứ tài sản quý giá nhất của bản thân - thời gian và sự chú ý của bạn. Bạn đã đi từ thế tấn công sang thế phòng thủ. Và địa vị của anh ta đi lên trong khi bạn đi xuống.

“Đừng than phiền; đừng giải thích” không có nghĩa là không cần phải nói gì với những người nghi ngờ, những người phàn nàn, và những người chỉ trích bạn, mà là hãy hạn chế sự phản ứng của bạn bằng lời đáp lại sắc sảo.

Thực ra Disraeli đã xây dựng nên câu châm ngôn của ông sau khi nghe được lời khuyên của người bạn làm chính trị, Lãnh chúa Lyndhurst rằng:

“Đừng bảo vệ mình trước một nhóm người nổi tiếng trừ khi có được đòn trả miếng thuyết phục.” Theo đó, một câu súc tích, một lời bác bỏ ngắn gọn hoặc một lời khôi hài, nhưng làm tiêu biến cuộc cãi vã có lẽ là phù hợp.

Rồi thì bạn cứ thế quay gót đi và đừng lún sâu vào thêm nữa.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét