Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2022

Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về tình yêu thương


THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH NÓI VỀ TÌNH YÊU THƯƠNG

 

1. Tình yêu là gì?

Thiền sư Thích Nhất Hạnh giảng Yêu trong tiếng Hán là Ái, tiếng Anh là Love và Tiếng Pháp là Amour. Trong tình yêu nam nữ có ái dục nghĩa là nam nữ gặp gỡ, để duy trì nòi giống. Nhưng tình yêu của nhân loại khác với các loài sinh vật khác là có đạo đức tình yêu. Nghĩa là ngoài việc duy trì nòi giống còn có đạo đức gắn kết, xây dựng gia đình, chăm sóc con cái, phụng dưỡng cha mẹ già.

 

2. Thế nào là tình yêu thương chân thành?

Tình yêu được gọi là chân thành khi cả thân và tâm kết nối, muốn tình yêu lành mạnh, thân phải lành mạnh và tâm phải trong sáng. Nghĩa là dù là nam hay nữ cũng phải trân trọng thân thể cũng như tâm hồn mình, không được coi như món hàng cho người ta mang về tạo sự thuận lợi cho cuộc sống của họ. Nếu bản thân mình không tôn trọng mình hay đối phương không tôn trọng ta, đó không thể có yêu thương chân thành.

 

Yêu thương chân thật không chỉ nằm trong vẻ đẹp bên ngoài mà ở giá trị bên trong. Giá trị bên trong làm tình yêu bền vững là đạo đức, tài năng, nỗ lực và khả năng sống hạnh phúc. Muốn yêu thương chân thành cần hiểu nhau, không hiểu mà cứ yêu thì chỉ càng làm cho nhau thêm đau khổ. Thiền sư khuyên chúng ta không nên vội vàng cam kết bởi khi nhanh chóng có được người yêu, chúng ta hay có tâm lý khinh khi, thiếu trân trọng.

 

Trước khi quyết định sống cả đời với nhau, chúng ta cần phải hiểu xem họ có nghe mình không, nếu không thì họ có muốn hiểu ta không. Nếu họ không có khả năng nghe hiểu mình lấy họ sẽ khổ cả đời. Hiểu nhau ở đây là hiểu cả những thuận lợi và khó khăn trong cuộc sống của nhau.

Muốn tìm hiểu nhau, khi đi chơi hãy quan sát hành xử của người đó, cách nói, nghe, ăn, uống, chơi bộc lộ rất nhiều tính cách. Bên cạnh đó hãy chia sẻ tâm tư tình cảm, các quan điểm cá nhân về chính trị, âm nhạc, và khi đã thấy gần gũi như tri kỷ thì chia sẻ những điều sâu kín nhất. Thiền sư khuyên chúng ta chỉ nên tiếp xúc thân thể khi muốn ở bên nhau trọn đời. Đây là truyền thống tốt đẹp của Phương Đông mà Phương Tây cũng từng có trước đây.

 

 

-------------

* Thiền Sư Thích Nhất Hạnh tên khai sinh Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11/10/1926, là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và là người vận động cho hòa bình cho người Việt Nam. Thầy sinh ra ở Thừa Thiên-Huế, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949.

 

Năm 1961 thầy đến Mỹ giảng về So sánh tôn giáo tại trường Đại Học Princeton và năm tiếp theo thầy deense giảng dạy và nghiên cứu về Đạo Phật tại trường Đại học Comlumbia. Năm 1967, Mục sư Martin Luther King, Jr., đề cử thầy Nhất Hạnh cho giải Nobel Hòa bình.

 

Năm 1973, khi hiệp định Paris được ký kết, Thầy sang Pháp và ở lại Pháp. Tại Việt Nam, thầy cũng hoạt động tích cực cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn.

Năm 2011 thầy thành lập Quỹ Thích Nhất Hạnh, tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận tại Mỹ, hoạt động vì một thế giới bớt khổ đau.

Năm 2015, Thầy được trao giải thưởng Hòa Bình Trên Trái Đất (Pacern in Terris) cho người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp hòa bình và công lý.

 

Những đánh giá của báo chí và truyền thông về đóng góp của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh:

- “Trong số các nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở Tây phương, thiền sư Thích Nhất Hạnh được xếp vào vị trí thứ hai, chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma” – New York Times

- “Thích Nhất Hạnh là một con người thánh thiện, vì lòng khiêm cung và đức tin lớn. Ngài là một học giả thông tuệ. Những phát kiến cho hòa bình của Ngài, nếu được áp dụng, sẽ dựng nên một tượng đài của tinh thần đại đồng, tình huynh đệ và nhân bản.” – Mục sư Martin Luther King, Jr., trong lá thư đề cử thầy Nhất Hạnh cho giải Nobel Hòa bình năm 1967.

- “Thầy Nhất Hạnh đã chỉ ra cho chúng ta mối liên hệ mật thiết giữa bình an trong tự thân với bình an trên Trái đất” – Đức Đạt Lai Lạt Ma

- “Thầy Nhất Hạnh là người anh em của tôi, người mà tôi cảm thấy thân thiết hơn cả những người cùng chung quốc gia, dân tộc, bởi vì cả hai chúng tôi đều có cách nhìn rất giống nhau” – Thomas Merton

 - “Thiền sư Nhất Hạnh có khả năng diễn bày những giáo lý thâm sâu nhất của đạo Bụt về tương tức và về không một cách vô cùng uyên áo mà đơn sơ, tôi chưa hề nghe ai trình bày được như thế. Thầy đưa lên một tờ giấy và với biện tài thật khéo của một thi sĩ, Thầy dạy chúng ta rằng mưa, mây, người đốn những cây rừng… đều đang có mặt trong tờ giấy. Thầy là một trong những vị đạo sư quan trọng nhất đã đưa ngọn đèn chánh pháp của Bụt về phương Tây” – Jack Kornfield

 - “Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những bậc thầy tâm linh được thương kính nhất của thời đại chúng ta” – American Radio

 - “Thiền sư Nhất Hạnh đã tạo nên một ảnh hưởng sâu sắc trên khắp thế giới, thông qua những bài thuyết giảng, những tác phẩm thơ văn và nỗ lực kêu gọi cho hòa bình của Thầy” – Thượng nghị sĩ Liên Hiệp Anh Layard of Highgate

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét