VÌ SAO GIỚI TRẺ HIỆN ĐẠI LUÔN KIỆT SỨC?
Bộ não của tôi không bao giờ dừng lại
Tâm sự của một cô gái 28 tuổi như kể cuộc đời của hàng triệu người trẻ trên khắp hành tinh. Ở những năm tháng đẹp nhất, họ miệt mài mang những gánh nặng hiện hữu của hội chứng "kiệt sức".
Tôi nghĩ tôi là một trong số nhiều người ở thế hệ của chúng tôi mắc chứng "luôn kiệt sức". Đây hiện không phải hội chứng sức khỏe được y tế công nhận và không có số liệu thống kê cụ thể về nó, nhưng ở Anh, 74% người trẻ bị căng thẳng đến mức không thể đối phó được. Nghiên cứu đó cũng chỉ ra rằng 49% thanh niên từ 18-24 tuổi từng trải qua mức độ căng thẳng cao - nguyên nhân chính là do so sánh bản thân với người khác, tỷ lệ này cao hơn bất kỳ nhóm tuổi nào. Đây thực chất là kiệt sức - một trạng thái căng thẳng mãn tính dẫn đến kiệt quệ về thể chất và tinh thần.
Bộ não của nhiều người trẻ không bao giờ dừng lại. Họ "vùng vẫy" cố gắng cân bằng các ngăn: Công việc, gia đình, tình yêu, bạn bè, đam mê...
Sống "toàn thời gian", trực tuyến 24/7
Nhà văn Anne Helen Petersen của BuzzFeed là người đầu tiên đề cập tình trạng người trẻ rơi vào kiệt sức.
Cô Anne Helen: Ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân ngày càng mờ mịt; nhiều người không còn cảm thấy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nữa. Chúng ta gần như sống "toàn thời gian", trực tuyến 24/7, luôn sẵn sàng túc trực ở đó; có thể email công việc sẽ tới, tin nhắn từ ai đó hay tình yêu cuộc đời xuất hiện.
Cô tin rằng một trong những dấu hiệu lớn nhất mà bạn đang mắc phải là không thể làm những thứ lặt vặt, khi những công việc nhỏ như đi đến ngân hàng hoặc trả lại đơn đặt hàng trực tuyến cảm thấy bất khả thi.
"Không có nhiệm vụ nào trong số này quá khó" cô viết. Cũng không phải tôi lười biếng gì cả nhưng khi gặp phải mấy việc tầm thường đó. tôi sẽ né tránh. Càng cố giải quyết tình trạng đó thì tôi càng thấy bản thân mệt mỏi và kiệt sức cao độ. Đây không phải vấn đề mang tính tạm thời mà là một "triệu chứng" của cả thế hệ".
Tôi có xu hướng chia cuộc sống của mình thành nhiều ngăn: công việc, mối quan hệ, bạn bè và gia đình. Tôi muốn dành cho tất cả họ sự quan tâm như nhau, nhưng tôi không thể làm điều đó vì không có đủ thời gian, vì vậy tôi cảm thấy căng thẳng, tội lỗi và luôn luôn mệt mỏi.
Nó ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của tôi và tôi không nhìn thấy điểm kết thúc trong tầm mắt.
Hệ quả trầm trọng khi không được phép mệt mỏi
Nhà tâm lý trị liệu người Anh Beverley Hills. Đây chính là triệu chứng chính những người trẻ kiệt quệ gặp phải. Dù vấn đề này chưa được nghiên cứu y khoa cụ thể, Hills nói rằng cô đã thấy ở nhiều bệnh nhân mình gặp.
"Bạn có thể cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, thiếu tự tin, hoài nghi và như thể bạn đang ở trong tình trạng trống rỗng, tự hỏi "Làm sao tôi có thể thành công khi không còn đủ nguồn lực cho mình?". Cô ấy nói rằng sẽ có cảm giác không khỏe liên tục.
Nhưng rõ ràng, mọi thứ đã thay đổi với thế hệ chúng tôi. Trên khắp hành tinh, thế hệ trẻ đang "truyền tay" nhau chủ nghĩa hết mình vì công việc, rằng "bình thường" không bao giờ là đủ; chúng ta luôn muốn vươn tới đỉnh cao. Mỗi người luôn cố phô bày cuộc sống trên mạng xã hội để cả thế giới trầm trồ ngưỡng mộ.
Cuộc sống trở nên mệt nhoài khi lúc nào cũng phải tỏ ra luôn luôn năng động và khỏe mạnh, cực kỳ thời thượng và hiểu biết mọi điều.
Mẹ tôi chẳng cần chứng minh với ai những điều bà đang làm để chúng tôi có được cuộc sống hạnh phúc, có đồ chơi hay máy tính. Bà cảm thông với vấn đề của tôi và không ngừng lo lắng nhưng đôi khi, nói chuyện với mẹ khiến tôi thấy tệ hơn bởi vì tôi không ngừng so sánh bản thân với mẹ.
Đối với mẹ tôi, là ăn ba bữa cân bằng và có quần áo sạch sẽ. Đối với chúng tôi, điều đó có nghĩa là đi đến phòng tập thể dục vào lúc 5 giờ sáng, tập chạy bộ sau khi tập để tim mạch, ăn cải xoăn và làm sạch da mọi lúc, nếu không tôi sẽ xuất hiện nếp nhăn. Đó là tất cả về việc trở nên siêu khỏe mạnh, siêu quyến rũ, siêu thời trang - và điều đó thật mệt mỏi.
Đây không phải vấn đề mà người trẻ cố thổi phồng lên
Nhà tâm lý trị liệu người Anh Beverley Hills tin rằng sự kiệt sức này có thể do "sự kỳ vọng quá mức từ cha mẹ, nghề nghiệp và xã hội".
Tôi thường xuyên bị căng thẳng, và tôi không cảm thấy là chính mình chút nào. Tôi đã cáu gắt với bạn trai của mình, bởi vì tôi không còn năng lượng cảm xúc để cho đi - tôi quá tập trung vào việc cố gắng vượt qua cả ngày. Anh ấy lo lắng cho tôi vì tôi không phải là chính mình, và tôi thậm chí còn có các triệu chứng về thể chất: làn da của tôi nổi mụn lần đầu tiên và trở nên ửng đỏ; tôi mắc cả chứng rosacea (chứng bệnh khiến da mặt sưng đỏ, có mụn nhỏ chứa mủ).
Tôi đã nghỉ việc một vài tuần, thời gian nghỉ ngơi cũng đỡ, nhưng một năm sau, tình trạng kiệt sức vẫn chưa hết. Bây giờ tôi đang xem xét liệu pháp như bác sĩ của tôi đề nghị - bây giờ là một nguồn căng thẳng mới vì tôi đang đấu tranh để tìm một liệu pháp phù hợp với túi tiền.
Gần đây, tôi luôn muốn cãi nhau với bạn trai nhưng một phần trong tôi nói rằng mình không thực sự muốn vậy. Vì thế, tôi phải tìm cách để truyền tải cảm xúc của bản thân, như viết lách chẳng hạn.
Nhiều người có thể cho rằng đây là vấn đề mà người trẻ thổi phồng lên. Tuy nhiên, thế giới đang thay đổi và thế hệ chúng tôi cũng cần thích ứng. Tôi hiểu nỗi vất vả của bố mẹ và ông bà, nhưng cuộc sống của chúng tôi cũng không dễ dàng gì, theo một cách khác mà thôi.
Nếu những thế hệ trước biết được điều tôi phải trải qua bây giờ, họ sẽ không coi chúng tôi là những đứa lười biếng hay quan trọng hóa vấn đề. Chúng tôi chỉ đang cố gắng làm tốt nhất có thể và bạn biết đấy, đôi khi mọi thứ trông có vẻ dễ dàng nhưng thực sự khó khăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét