Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

Kinh tế què quặt của phương Tây – Kinh tế hoàn mỹ của phương Đông

 

KINH TẾ QUÈ QUẶT CỦA PHƯƠNG TÂY – KINH TẾ HOÀN MỸ CỦA PHƯƠNG ĐÔNG 

 

Với sự giúp đỡ của tiến bộ kỹ thuật, công nhân ngày nay có thể nâng cao hiệu suất lao động để kiếm được một mức lương cao hơn mà không phải cắt bớt thời gian dành cho nhàn rỗiTiêu chuẩn đời sống của anh ta được gia tăng, thu nhập đạt đến tối đa, Anh ta vừa giàu có lại vừa rãnh rang thụ hưởng lạc thú cuộc đời. Đó là đặc điểm của nền văn minh hiện đại mà người ta phong cho cái tên là nền văn minh tiêu thụ vật chất được hình thành trên kiểu mẫu kinh tế phương Tây.

 

Đức Phật thừa nhận 4 nhu cầu: thực phẩm, quần áo, nhà cửa, thuốc men. Chúng thuộc các yếu tố vật chất và được xếp vào loại dinh dưỡng vật lý. Sự tăng trường kinh tế chỉ dựa độc nhất vào số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhằm thỏa mãn sức tiêu thụ vật chất. Như vậy bất kỳ một loại kích thích nào động viên tiêu thụ cũng làm tăng lượng cầu.

Việc tập trung vào sản xuất và tiêu thụ vật chất này, thiếu các loại dinh duỡng khác mà chúng ta gọi là các loại thức ăn tinh thần cần thiết cho giá trị tối hậu của nhân loại, đã tạo nên tình trạng mất cân bằng giữa tăng trưởng cơ thể và tinh thần.

 

Ngày nay, với đà tiến bộ ngoạn mục của khoa học, và với sự thành tựu có vẻ thần kỳ của kỹ thuật, người ta hiểu biết nhiều về cách thức vật chất hoạt động, nhưng sự hiểu biết của họ về cấu trúc tinh thần được cấu tạo thế nào và loại thức ăn nào phải được dùng cho nó thì còn hạn hẹp một cách đáng buồn. Ngoại tình, hiếp dâm, buôn lậu, ma túy, bạo lực, vô số các bất ổn xã hội; tất cả triệu chứng này của căn bịnh béo phì xã hội thật ra là kết quả của tình trạng mất cân bằng trong sự phát triiển kinh tế.

 

Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế trên thế giới ngày nay đã nâng cao tiêu chuẩn sống của nhân loại lên một mức đáng kểTuy nhiên, sản xuất quá độ và tiêu thụ quá độ dứt khoát kéo theo sự bất bình đẳng trong việc phân phối của cải trên cán cân thế giới.

Về mối bận tâm này, chúng ta nên tham khảo lời đức Phât dạy liên quan đến vấn đề thời sự này. 

 

Trong một bản kinhđức Phật đã hướng dẫn một gia chủ trẻ sử dụng hợp lý lợi tức kiếm được bằng cách phân ra thành 4 phần: một phần dành cho các nhu cầu bản thân, 2 phần dành chi cho việc kinh doanh. Phần thứ tư để dành phòng những lúc cần đến. Bản dịch tương đương trong bộ A-hàm tiếng Hán kể nhiều chi tiết hơn, nó thêm hai phần phụ nữa: một để xây đền miếu, và phần sáu để xây chùa chiền. Thật thú vị khi chú ý đến bản Hán dịch bộ A-hàm trong đó vai trò đền miếu thờ thần và chùa chiền ở Ấn độ cổ được đặt ngang tầm với các viện kinh tế và xã hội ngày nay.

 

Vào thời đức Phật, hầu hết chùa chiền nguyên là những khu giải trí hoặc công viên do các ông vua, hoàng hậu, những giới quí tộc hoặc giàu có sở hữu chuyển sang. Về sau, người ta cúng cho các đoàn thể tôn giáo hoặc giáo phái để họ tu tập và giảng đạo.

Việc hiến cúng một phần thu nhập của mình cho các mục đích tôn giáo như đức Phật dạy cho vị gia chủ phải được xem là một đóng góp cho các hoạt động văn hóa và giáo dục, một loại đầu tư vào vốn con người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét