Trần Ngọc Phúc, cha
đẻ của máy thở Hummingbird đang góp một phần trí tuệ Việt với thế giới để đẩy
lùi dịch Covid-19.
Trần Ngọc Phúc, đang
sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Sinh năm 1947 tại Huế, ông Phúc sang Nhật
du học từ năm 1968 và tốt nghiệp kỹ sư Đại học Tokai ở Kanagawa.
Năm 1982, ông phát minh máy hô hấp nhân tạo dao động cao tần số
Hummingbird (HFO) cho trẻ em sinh non. Hummingbird đã vượt qua 7 đối thủ đến từ
các nước trên thế giới, giành giải Nhất trong cuộc thi chế tạo máy thở nhân tạo
tại Đại học Harvard do Viện Y tế Hoa Kỳ tổ chức. Đây là chiếc máy hô hấp nhân
tạo cho trẻ sơ sinh tốt nhất thời điểm đó.
Ông Trần Ngọc Phúc sau đó đã sáng lập ra Metran, một công ty chuyên
về các thiết bị y tế, đặc biệt là các loại máy thở. Sản phẩm của Metran hiện
phổ biến tại hầu khắp các bệnh viện ở Nhật và nhiều quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam.
Theo ông Trần Ngọc
Phúc, 80% bệnh nhân dương tính với Covid-19 có thể tự phục hồi được. 15% bệnh
nhân cần đến các loại máy trợ thở nhẹ và 5% cần sử dụng phổi nhân tạo.
Theo một nghiên cứu
tại Anh, nước này có khả năng phải cần đến 40.000 máy thở trong trường hợp xấu.
Tại Nhật, con số này là 80.000.
Chiều 30/3, trong
phiên họp của Chính Phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói về việc cần chuẩn
bị lượng máy thở đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân Covid-19.
Trong đó, Thủ tướng
nhắc đến ông Trần Ngọc Phúc, người phát minh ra máy trợ thở cho trẻ sinh non ở
Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam giải quyết vấn đề thiếu hụt trang bị này trong ngành
y tế.
Máy
trợ thở mang trí tuệ Việt
Ông Trần Ngọc Phúc
hiện là chủ tịch của Metran, công ty chuyên phát triển thiết bị thở sử dụng
trong ngành y tế. Những thiết bị của Metran nhận được sự đánh giá cao từ nhiều
tổ chức uy tín trên thế giới.
Theo nhà phát minh
Trần Ngọc Phúc, trong thời gian tới, loại máy Composβ-EV sẽ được thiết kế và
cải tiến lại để phù hợp và bệnh nhân. Máy này đang được thử nghiệm tại các
trường Đại học ở Nhật Bản, đang được Bộ Y tế và Bộ Công thương hỗ trợ để có
giấy phép lưu hành.
Loại
máy này sẽ hỗ trợ Việt Nam rất nhiều. Chúng tôi sẽ lược bớt một số tính năng
không thật sự cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sản xuất loại máy này.
Loại máy thứ hai từ
Metran là loại máy trợ thở có tên JFlo. Máy trợ thở này có ưu điểm gọn nhẹ gấp
10 lần các loại máy khác, vận hành không cần chuyên gia. Bên cạnh đó, bệnh nhân
khi thở bằng máy vẫn có thể ăn uống, nói chuyện bình thường.
Đây là một công trình
nghiên cứu mà Metran được chính phủ Nhật tài trợ để nghiên cứu sản xuất cho
Việt Nam. Dự kiến đưa ra thị trường vào tháng 10 năm nay. Hiện nay, máy này các
chức năng đã sẵn sàng và đang được thử nghiệm. nếu có thêm nguồn vốn từ các nhà
tài trợ, thời gian ra mắt loại máy trợ thở gọn nhẹ này có thể giảm xuống khoảng
2 tháng.
Hiện có 16 quốc gia
liên hệ công ty ông Phúc để chuyển giao công nghệ sản xuất máy trợ thở trong đó
có Mỹ, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Đài Loan…
Trong 3 tháng tới,
Metran có thể đáp ứng 10.000-15.000 máy thở cho Việt Nam. Điều này khả thi đến
91%. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức.
loại máy Composβ-EV, sẽ hỗ trợ Việt Nam rất nhiều. Chúng tôi sẽ lược bớt một số tính năng không thật sự cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sản xuất loại máy này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét