Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Bạn chọn phương pháp chữa bệnh nào?


Người ta thường nói, có câu nói: “Chỉ cần hết bệnh thì tốn bao nhiêu tiền cũng được”. Nhân loại bất kể là người nông dân chân lấm tay bùn hay các bậc đế vương, tổng thống, không ai không mắc bệnh. Sinh lão bệnh tử, đó là quy luật tất yếu của đời người.

Nói về phòng và trị bệnh hiện nay, trên thế giới có ba phương pháp chủ đạo: Tây Y, Đông Y và khí công. Chúng ta hãy cùng điểm qua nguyên lý và cảnh giới chữa bệnh của ba phương pháp này.

Tây Y
Tây Y hiện là phương pháp chữa bệnh chủ yếu và phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này ít chú ý đến phương diện tu dưỡng đạo đức của người bệnh.
Ngoài ra, Tây Y thường điều trị một hệ bộ phận riêng rẽ mà ít chú trọng đến toàn thể, và điều trị thẳng vào bề mặt, “đau đâu đánh đấy”. Lấy ví dụ, sốt thì dùng thuốc hạ nhiệt, nhiễm trùng thì dùng thuốc kháng sinh, u bướu thì dùng phẫu thuật…
Tây Y có thể trị được nhiều bệnh, tuy nhiên họ nói trị bệnh phải trị sớm, bệnh nặng quá cũng không thể trị khỏi, đôi khi giúp kéo dài thời gian sống, hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Đông Y
Ngược lại với Tây Y, Đông Y hưng thịnh vào thời cổ đại rồi dần trở nên lạc hậu do thất truyền, nhưng nay đang hưng khởi trở lại. 
Thay vì dùng phương pháp phân tích và trị liệu như Tây Y, Đông Y xem xét cơ thể người một cách toàn diện. Vận dụng những học thuyết như kinh lạc, Tý Ngọ lưu chú đồ, Âm Dương Ngũ Hành,… với một hệ thống khái niệm toàn diện và hữu cơ, các thầy thuốc Đông Y nhấn mạnh vào sự hài hòa bên trong cơ thể người và sự hòa hợp giữa con người với tự nhiên (Thiên Nhân Hợp Nhất).

Bác sĩ chuyên khoa Đông Y Christina Xu cho rằng: “Đông Y là một hệ thống y học tiến bộ rất gần với Đạo giáo, tập trung nhiều vào việc phòng ngừa và duy trì (sức khỏe)... điều này rất khác với Tây Y khi tập trung nhiều vào chữa trị sau khi đã mắc bệnh. Đông Y nhằm vào duy trì và tối ưu hoá sức khỏe, là một dạng y học dự phòng”.

Trên thực tế Đông Y đặc biệt coi trọng ảnh hưởng của tâm tính đối với sức khỏe, trong đó thất tình lục dục được coi là nguyên nhân gây bệnh bên trong. Các thầy thuốc Đông Y coi những cảm xúc mạnh mẽ, cực đoan là không tốt cho sức khỏe. Ví dụ: giận dữ làm hại gan, buồn bã làm hại tì, sợ hãi làm hại thận… Do vậy, để phòng bệnh và trị bệnh có hiệu quả thì không chỉ dùng thuốc, mà người bệnh còn phải chú trọng điều tiết, giữ gìn tâm thái bình hòa, cải thiện tâm tình tự thân và tập quán sinh hoạt. Đây chính là điểm làm cho Đông Y cao thâm hơn Tây Y.

Thuốc của Đông Y cũng rất công hiệu, Đông Y bốc thuốc dựa trên một bộ hệ thống lý luận và khoa học của riêng mình. Đã có nhiều điển tích về khả năng chữa bệnh tuyệt vời của Đông Y được ghi chép trong cổ thư, chỉ tiếc rằng phần nhiều trong đó đã thất truyền, con người ngày nay đa phần cũng không biết được tinh hoa trong đó.

Khí công
Bên cạnh Đông Y và Tây Y, hiện nay có nhiều biện pháp chữa bệnh, giữ gìn sức khỏe không chính quy khác, một trong số đó có khí công. Thông thường khi đến chữa trị bằng Đông Y hoặc Tây Y mà không khỏi, người bệnh sẽ tìm đến khí công.

Nói đến khí công, nhiều người sẽ nghĩ đến những động tác uyển chuyển nhẹ nhàng và chậm rãi, hay các dòng khí lưu chuyển trong cơ thể. Nhìn bề ngoài khí công khác với thể dục ở chỗ động tác chậm rãi, thậm chí còn bất động. Tuy nhiên nội hàm bên trong lại khác hẳn.

Khí công là một danh từ tương đối mới, trên thực tế phương pháp này có lịch sử ít nhất hàng nghìn năm, trong quá khứ nó được gọi là tu luyện. Khí công tu luyện có hai trường phái lớn là Đạo gia và Phật gia. Bản thân hai chữ tu luyện cũng nói ra được hàm nghĩa căn bản của phương pháp này. Tu luyện, trong đó chữ tu đứng trước chữ luyện, yêu cầu nghiêm khắc việc tu dưỡng tâm tính, tu dưỡng đạo đức, trở thành người tốt, tốt hơn nữa, bên cạnh phần phụ trợ là luyện động tác. Chỉ khi kết hợp cả tu và luyện thì người học mới đạt được hiệu quả thực sự.
Milan Freitag là một nhà tâm lý học lâm sàng cho rằng hợp nhất cả tâm lẫn thân vào việc chữa bệnh sẽ có “tác dụng rất mạnh”.

Như vậy các phương pháp phòng-chữa bệnh cũng phân chia thành các tầng thứ và cấp độ khác nhau, yêu cầu đối với người bệnh cũng là có sự khác biệt. Nếu là bạn, bạn sẽ lựa chọn chữa bệnh theo phương pháp nào?

Có câu chuyện của Tiến sĩ Jingduan Yang là một nhà thần kinh học, bác sĩ tâm thần, và chuyên gia về y học Trung Quốc và y học tích hợp hiện đang sống tại Hoa Kỳ đã từng học Tây Y ở Hoa Kỳ, học Đông Y ở Trung Quốc, và sau đó ông theo luyện khí công. Sau khi nghỉ việc tại bệnh viện, ông mở phòng khám tư và đặt phí chữa bệnh như sau: Tây Y 200 USD, Đông Y 100 USD, và Khí Công thì miễn phí. Tại sao vị bác sĩ lại đặt ra ba mức phí khác nhau như vậy?...

Ông lý giải rằng “bệnh nhân phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sức khỏe của mình, phần tu dưỡng tâm tính ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào người bệnh, là cái căn bản khó khăn mà họ phải tự hoàn thiện. còn luyện động tác thì chỉ sơ qua là được. đó là lý do tôi “không lấy tiền, dạy miễn phí”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét