Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

Nguyên nhân gốc rễ của dịch bệnh


Các học giả Cơ Đốc khi nghiên cứu về những lần đại dịch hoành hành, họ nhận thấy một sự việc: thời Đế quốc La Mã 4 lần bức hại các tín đồ Cơ Đốc thì cả 4 lần đều xảy ra dịch bệnh, đặc biệt đại dịch lần thứ 4 là bệnh dịch hạch xảy ra năm 541, tỷ lệ tử vong lên đến 75%, cuối cùng khiến Đế quốc La Mã bị diệt vong.

Tuy nhiên cũng vào thời đó, có rất nhiều tín đồ Cơ Đốc giáo đã không sợ sinh tử, trong đại dịch đã dốc hết sức giúp đỡ những người mắc bệnh, họ cầu xin Thượng Đế giúp người bệnh, ở cùng với người bệnh, tiếp xúc thân mật, giúp họ thanh lý thi thể người nhà. Vì vậy rất nhiều học giả Cơ Đốc cho rằng, những dịch bệnh này là "sự trừng phạt của Thượng Đế đối với tội ác của nhân loại".

Trần Đoàn, tông sư của Đạo gia, ông tổ của môn tướng mệnh, tử vi đã trước tác rất nhiều tác phẩm bất hủ, trong đó có một tác phẩm truyền thế có tên là Tâm tướng thiên, lấy ý từ câu “tướng do tâm sinh”. Trần Đoàn cho rằng: “Tướng mặt con người có tốt có xấu, căn bản là ở tâm. Vận mệnh tốt xấu từ tâm chúng ta là có thể biết được, mà hành vi là phản ứng của tâm, do đó có thể thông qua hành vi để xem tương lai họa phúc của một người. ‘Tâm là cái gốc của tướng mạo, xem xét cái tâm thì có thể tự biết được tốt xấu. Hành vi là xuất phát từ cái tâm, xem xét hành vi thì có thể biết được họa phúc”.

Bất kể phương thức xem bói nào về căn bản đều phải tuân theo quy luật tất nhiên thiện ác hữu báo. Ví dụ trong Tâm tướng thiên có viết: “Tại sao mắc bạo bệnh mà chết? Là do sắc dục hư hao. Tại sao mọc nhọt độc mà chết? Là do đồ béo ngọt ngưng tụ mỡ”, câu này đã nói rõ nguyên nhân thực chất của bạo bệnh, nhọt độc gây mất mạng... vẫn là ở hành vi của con người: “Háo sắc làm thân thể hư nhược, tham ăn dẫn đến béo quá mức”.

Trong toàn bộ Tâm tướng thiên, tư tưởng mấu chốt là: “Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà là do nhục mạ Trời nhục mạ Đất”. Ý nói rằng nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh hoành hành đó là vì con người khinh nhờn Thần linh, xem nhẹ đạo lý. Trong dịch bệnh nếu có thể bình an vượt qua, kỳ thực không có liên quan đến vận số của con người trong quá khứ, yếu tố được xét đến chính là thái độ của con người đối với Thần linh, Trời Đất.

Khổng Tử nói rằng: "Bậc quân tử có ba cái sợ, sợ mệnh Trời, sợ đại nhân, sợ lời của Thánh nhân". Ông cũng nói: "Tiểu nhân không biết mệnh trời nên không sợ, khinh mạn bậc đại nhân, coi thường lời nói của thánh nhân". Người quân tử là người tu dưỡng đạo đức theo tiêu chuẩn của Nho gia, để đạt được chữ Nhân: nhân nghĩa, nhân ái, khoan dung, như là: "Điều mình không muốn thì không làm cho người khác", và "Điều mình muốn đạt được thì làm cho người khác đạt được". Khi đã sống theo Đạo Nhân thì làm sao có thể ốm yếu bệnh tật, chết sớm được, bời đức Khổng Tử cũng nói rằng: "Người nhân đức thì khỏe mạnh trường thọ".

Sách Tăng quảng hiền văn dạy con người rằng: "Người ác thì mọi người sợ nhưng Trời không sợ, người thiện thì bị người ta ức hiếp nhưng Trời không ức hiếp. Thiện ác cuối cùng đều có báo ứng, chỉ là đến sớm hay đến muộn mà thôi".

Từ những lời dạy chứa đựng trí tuệ cổ nhân này, người hiện đại chúng ta thử ngẫm nghĩ để xét lại mình, liệu có nên chỉ vì ham muốn vật chất, hưởng thụ mà phóng túng bản thân, tàn phá núi rừng, sông biển, tận diệt muông thú, tạo ra các thứ độc hại để đầu độc môi trường tự nhiên, đầu độc lẫn nhau; hay là cao ngạo "đấu với Trời, đấu với Đất, đấu với người", cho rằng "hạnh phúc là đấu tranh" nên cả đời tranh tranh đấu đấu? Thử hỏi sống trong cái thứ văn hóa tranh đấu ấy thì con người và tự nhiên tránh sao khỏi bị tổn thương? sao có thể thoát khỏi thiên tai, dịch bệnh, nhân họa? 

Phật gia cũng giảng "Quay đầu là bờ", và "Sám hối hết tội". Về với trí tuệ của các bậc cổ Thánh tiên hiền, chúng ta sẽ tìm thấy lối thoát cho bản thân, cho nhân loại, đó là: tự xét lỗi mình, từ đó quay về với các giá trị đạo đức truyền thống kính Trời lễ Phật, ước thúc bản thân, phục hồi đạo đức. Hay như ngày nay người ta vẫn nói: "Chỉ cần bạn lương thiện, trời xanh tự có an bài".

ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét