Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Thuật Dưỡng Sinh


Dân gian nói rằng ‘con trai phát triển muộn hơn con gái' hoặc ‘bé trai chậm hơn bé gái' thì cũng có thể dùng “phép tính” mà giải thích được. Nữ: ‘7 lần 7’ (49 tuổi) và Nam : ‘8 lần 8’ (64 tuổi) được coi là cực âm và cực dương, chính là kết thúc thời kỳ ‘hưng’ và ‘bình’ của người nữ và người nam, tiến tới thời kỳ ‘hoại', là thời điểm hết khả năng sinh con đẻ cái cũng như lục phủ ngũ tạng đều suy. Tất nhiên có một số ngoại lệ nhất định, và thường những người này có thể chất bẩm sinh tốt hơn hoặc có lối sống thuận tự nhiên, nắm được thuật dưỡng sinh.

Qua đoạn tóm tắt trên, có thể thấy rõ một điều, dù cơ thể đều phụ thuộc vào sự mạnh-yếu của ngũ tạng, nhưng tạng Thận lại được xem là chìa khoá quan trọng nhất (trong Trung Y cũng nhìn nhận như vậy). Tạng Thận vượng thì tứ tạng còn lại đều tốt, tạng Thận suy thì kéo theo cả cơ thể đều suy kiệt theo.

Nói đến đây, nhiều người sẽ nghĩ đến việc bồi dưỡng tạng Thận cho thật tốt. Mà nhắc đến “dưỡng" thì đa số đều nghĩ thực hiện chúng qua đường ăn uống, gọi là “thực dưỡng". Dù vậy, trong giới truyền nhân của Trung Y xưa lại coi đây là phương thức kém hiệu quả nhất, thường chỉ các thầy thuốc không được chân truyền và những người không hiểu biết sâu về y học mới lấy đây làm chủ đạo trong thuật dưỡng sinh.

Trải qua các thời đại lịch sử, ngày nay người trong xã hội hiện đại cũng thường biết tới và áp dụng “thực dưỡng" là nhiều chứ không biết được nguồn cơn để đạt tới thân thể thực sự cường tráng là gì.

Cách phân chia các cấp bậc thuộc về dưỡng sinh, để tiện cho độc giả hình dung, ở đây chỉ mang tính tham khảo chứ không có tính hạn cuộc cứng nhắc:

Bậc TIỂU HỌC : Sử dụng thuốc bổ, đồ ăn, đồ uống bổ dưỡng.
Như đã nói bên trên, đây là cách thức chậm và kém hiệu quả nhất (nhưng dường như lại tốn kém tiền của nhất) nếu muốn đạt tới cái đích của dưỡng sinh. thì việc ăn uống cũng mang lại tác dụng phần nào cho công cuộc trau dồi sức khoẻ của con người, nếu không thế thì người ta đã chẳng tin tưởng và áp dụng theo.

Bậc TRUNG HỌC : Tu thân.
Đó là sống thuận tự nhiên, kết hợp rèn luyện thân thể, chú trọng hít thở. Nếu làm được tới đây ắt sức khỏe rất dồi dào, đạt được đến ‘thuật dưỡng sinh’, kéo dài được sự khỏe mạnh và bề ngoài trông trẻ trung hơn tuổi, nhưng vẫn diễn ra quá trình lão hoá, vẫn có thể mắc bệnh (dù bệnh ít và nhanh khỏi).

·        Bậc ĐẠI HỌC: Tu cả thân lẫn tâm.
Ở đây cần đề cao cảnh giới của tâm tính cá nhân, thân - tâm hợp nhất, đạt tới ‘Đạo dưỡng sinh’. Khi sử dụng phương pháp này, tâm thức trở nên linh mẫn, sức khoẻ thịnh mà không suy, bề ngoài trẻ mãi không già, sống tự do tự tại cho tới hết thọ mệnh.

Dĩ nhiên, không thể nói những gì thuộc về “tiểu học" thì sẽ không cần thiết, chỉ là nếu toàn bộ những điều trên đều thuộc về mối quan hệ biện chứng thế này: nếu ta có thể làm tới được bậc đại học, như vậy chứng tỏ ta đã đạt được trình độ thuộc tiểu học và trung học rồi; ngược lại, nếu ta không đạt được ngay cả bậc tiểu học, thì trung học hay đại học đều sẽ không chạm được đến; tuy vậy, khi ta đã đạt được đến đại học, thì dù rõ ràng ta có thể hiểu và sử dụng được những gì thuộc tiểu học hay trung học, nhưng có khi lại không cần áp dụng nhiều, thậm chí ta còn có thể đơn giản hoá chúng, đưa chúng lên một “tầm cao mới", bởi đó nên mới gọi là “Đạo dưỡng sinh",

“Đại Đạo chí giản chí dị", tuy ít mà sâu xa, rộng lớn, tuy giản dị mà lại bao chứa hết thảy điều phức tạp.
Nắm được cái nhìn cơ bản về dưỡng sinh và tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này bước đầu có thể tự mình khai phá các cách thức bồi dưỡng sức khỏe.

 Quá trình thành - thịnh - suy của cả một đời người. (Ảnh minh họa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét