Trong sâu thẳm của bản chất con người đã được cấy vào một tiềm
thức về tính nhân bản như một đối nghịch với tính ích kỉ. Nếu nhờ có tính ích
kỉ mà con người năng động và tiến hóa thì tính nhân bản lại giúp nhân loại vượt
qua được những thời khắc nguy nan, chẳng hạn như trong các trường hợp thiên tai
khủng khiếp, hoặc khi dân số giảm sút một cách đáng kể. Vì những lý do đó mà Sức
mạnh Siêu nhiên chỉ được hé lộ một cách gián tiếp và rất hãn hữu, như trong các
trường hợp tâm linh chúng ta thường nhắc đến, đủ để giữ số đông sống có đức
tin.
Có một câu truyện tiếu lâm dân gian của Việt Nam để nói về bản
chất của khoa học và tâm linh. Chuyện rằng nhà kia có hai cô con gái lấy hai
chàng trai, một chàng là thư sinh nhiều chữ nghĩa, chàng còn lại chỉ là một anh
nông dân cục mịch. Một hôm bố vợ cùng hai chàng rể du xuân.
Đến bên bờ hồ ông bố hỏi hai chàng trai tại sao con vịt lại nổi
được trên mặt nước. Chàng thư sinh bảo con vịt nổi vì nó có lông còn chàng nông
dân thì chỉ nói: “Trời sinh ra thế”. Chỉ vào con ếch ông bố vợ lại hỏi vì sao
ếch biết kêu. Học sĩ cho rằng ếch kêu vì nó có cái họng to, trong khi chàng
nông dân trẻ vẫn nói: “Trời sinh ra thế”. Khi nhìn thấy một hòn núi đá bị chẻ
ra làm đôi ở trên bờ hồ, ông bố lại hỏi hai chàng con rể vì sao nó nứt. Anh con
rể thông thái bảo rằng đá nứt do tác động của nắng và mưa, còn anh kia vẫn trả
lời đơn giản là trời sinh ra thế.
Khi bị ông bố vợ chê là kém hiểu biết thì chàng nông dân bèn
quay lại hỏi chàng thư sinh: “Cái thuyền có lông đâu mà nó cũng nổi, cái trống
có họng đâu mà nó cũng kêu, còn “cái của mẹ cậu” có bị mưa nắng gì đâu mà vẫn
bị nứt?”.
Quả thật, khoa học đúng là cao siêu nhưng chỉ là đi tìm và giải
thích những quy luật mà Siêu nhiên đã vạch ra trong bản thiết kế ban đầu. Vì
vậy mọi cái trên đời này, trong vũ trụ này đều do Trời sinh ra thế. Chỉ có điều
chúng ta hay hồ nghi nên mới tìm hiểu xem Trời sinh ra và điều khiển chúng như
thế nào. Vì vậy mà mới có khoa học.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét