MẤY QUY TẮC HOÁ GIẢI XUNG ĐỘT VỢ CHỒNG
Trong cuộc sống vợ chồng hiện đại, khi hai người bình đẳng với nhau, không ai lệ thuộc ai thì sự tranh cãi là đều không tránh khỏi.
Song nếu cứ chuyện bé xé thành to, hơi cãi cọ một chút mâm bát lại bay vèo vèo thì hạnh phúc vợ chồng là hoang tưởng.
Muốn cho có thể ngăn chặn được những
cuộc xung đột để không dẫn đến đổ vỡ hôn nhân cần nắm được kỹ thuật an toàn, biến
những cuộc tranh cãi thành trao đổi một cách hòa bình, không làm mối quan hệ xấu
dần đi, phải tôn trọng mấy quy tắc sau đây:
Thứ nhất, khoanh
vùng phạm vi tranh cãi hẹp đến mức tối thiểu. Nghĩa là cãi nhau vì cái gì thì
chỉ nói về cái đó, không moi móc quá khứ của nhau để tìm ra những sai lầm, kém
cỏi từ ngày xửa ngày xưa rồi tổng kết rút ra kết luận.
Hai là, khi tranh cãi không dùng những lời lẽ xúc phạm nhau. Để thuyết phục bạn đời tin rằng họ sai, thì phải dùng lý lẽ sao cho dễ hiểu với một thái độ ôn hòa chứ không dùng những lời lẽ cay độc có tính mạt sát.
Ba là, cần phải tỉnh táo nhận ra cái sai của mình. Nếu tranh cãi với một người không có khả năng nhận ra đúng sai thì có khác gì nói với đầu gối.
Bón là, điều quan trọng cuối cùng là biết làm lành và tha thứ. Người ta cũng cho rằng, tranh cãi vợ chồng không nên đi tới thắng thua, không dồn đối phương vào chân tường.
Thật có lý khi có người còn cho rằng, trong tranh cãi vợ chồng, “thắng” đồng nghĩa với “bại”. Bởi vì sau chiến thắng là bầu không khí nặng nề đầu độc cả gia đình.
Các nhà nghiên cứu đã ghi âm nhiều cuộc “nội chiến” và nhận thấy có những cuộc “chiến tranh tàn khốc” bắt đầu từ những lý do hết sức vớ vẩn, thậm chí sau khi “ngọn lửa chiến tranh” được dập tắt người ta không nhớ nổi bắt đầu cãi nhau vì cái gì.
Nên nhớ rằng, để cãi nhau phải có ít nhất hai người nhưng để ngưng cãi nhau thì chỉ một người cũng làm được. Cho nên nếu một trong hai người biết dừng lại đúng lúc thì mái ấm gia đình sẽ an toàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét