BI KỊCH LỚN NHẤT CỦA CON NGƯỜI LÀ “DỐT MÀ KHÔNG BIẾT MÌNH DỐT”.
Ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải căn bệnh ấu trĩ; Như vậy, dốt nát chưa phải là bi kịch lớn nhất của con người, mà bi kịch lớn nhất của con người là "dốt mà không biết mình dốt".
Những tưởng trong một xã hội mà ai cũng bằng này cấp nọ, tràn lan cử nhân, tiến sĩ, kỹ sư… như bây giờ thì “giặc dốt” chỉ là câu chuyện của quá khứ.
Nhưng, thực ra nó vẫn còn sờ sờ ra đó (thậm chí là còn đáng sợ hơn xưa) dưới một “lớp áo” khác: sự ấu trĩ hay sự ngộ nhận về hiểu biết.
Nói một cách nôm na bằng ngôn ngữ bình dân là: dốt mà không hề biết là mình dốt.
Những “tinh hoa”, “trí thức” luôn được xem là “đôi mắt” hay “tầm nhìn” của xã hội nên tất nhiên họ sẽ không có những cái ấu trĩ bình thường của những người bình thường. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có “điểm mù”.
Liệu họ có thực hiện được sứ mệnh định hướng, định hình xã hội trong lĩnh vực, ngành nghề của mình hay chưa? Liệu họ có bứt ra được những giới hạn của thời đại mình đang sống để có được một viễn kiến xa hơn, rộng hơn?
Liệu họ có hướng được xã hội của mình đi vào một thời đại mới tốt đẹp hơn bằng chính tầm nhìn, trí tuệ đó của mình, hay vẫn chỉ loay hoay với những thị phi trong thời đại của mình?
Không ít người dù ngậm ngùi nhưng cũng phải đồng tình với nhận xét của GS. Trần Hữu Dũng (ĐH Dayton, Ohio, Hoa Kỳ) trong một bài viết trên báo Xuân của TBKTSG cách đây mấy năm rằng, Việt Nam đang ở trong “thời vắng những nhà văn hóa lớn”, khi mà những ngôi sao dẫn đường trên bầu trời tinh hoa ngày càng ít ỏi và le lói.
Nói tóm lại, ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải căn bệnh ấu trĩ. Bởi như Einstein từng nói: “Có hai thứ được coi là vô tận: Vũ trụ và sự ngu dốt của con người”. Và ông còn nói thêm rằng: “Về phần vũ trụ thì tôi không chắc lắm, nhưng sự dốt nát của con người thì chắc chắn là như thế”.
Như vậy, dốt nát chưa phải là bi kịch lớn nhất của con người, mà bi kịch lớn nhất của con người là “dốt mà không biết mình dốt”.
Để không lún sâu vào cái dốt mênh mông ấy, mỗi người cần có một trách nhiệm với bản thân là liên tục “phản tỉnh” chính mình, phản tỉnh với những điểm mù (nếu có) của mình.
Ngay cả với giới tinh hoa, nếu không liên tục “phản tỉnh chính mình” hay “phản tư chính mình” thì người hiểu biết sẽ dễ trở thành người ít hiểu biết hay người ấu trĩ trong một số vấn đề (kể cả những vấn đề thuộc chuyên môn hay sở trường của mình), và khi đó sẽ không chỉ khó thực hiện được tốt cái vai trò thức tỉnh xã hội vốn có của mình, mà còn có thể gây nguy hại cho xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét