Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2024

Cụ ông nói việc học của tôi chưa bao giờ là đủ

 

CỤ ÔNG NÓI VIỆC HỌC CỦA TÔI CHƯA BAO GIỜ LÀ ĐỦ

 

Ở tuổi 78, ông Ngô Tôn Đức (sinh năm 1945, Hà Nội) vừa trở thành cử nhân cao tuổi nhất của ĐH Luật Hà Nội sau khi tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi.

 

Theo học chương trình đào tạo cử nhân Luật hệ vừa làm vừa học, cụ ông 73 tuổi khi đó miệt mài chinh phục tấm bằng đại học thứ ba.

 

Mới đây, ông Ngô Tôn Đức giữ kỷ lục sinh viên tốt nghiệp cử nhân cao tuổi nhất của ĐH Luật Hà Nội.

 

Coi việc học như nếp sống

 

Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội cách đây hơn 40 năm, ông làm việc cho một công ty từ năm 2001 đến năm 2017, nhưng khi đã nghỉ hưu ở nhà không biết phải làm gì nên ông quyết định đi học.

 

Đi học khi tuổi cao nhưng nam sinh viên này không bao giờ thấy tự ti hay sợ định kiến. Ông chỉ đơn giản là thích đi học, muốn được thể hiện bản lĩnh và cách học của mình.

Ngày đầu nhập học, sinh viên U80 gặp những tình huống "dở khóc, dở cười" khi chuyên viên phòng đào tạo tưởng rằng ông đến đăng ký học cho cháu.

 

Vào lớp, chuyện các bạn học nhầm ông là giảng viên hay giáo sư xảy ra thường xuyên xảy ra.

Từ một sinh viên bình thường, sau 5 năm, ông Đức U80 nổi tiếng cả trường, được Hiệu trưởng Đại học Luật khen thưởng vì thành tích học tập tốt.

 

Ông chia sẻ về một kỷ niệm khiến bản thân nhớ mãi: "Có lần, thầy giáo khi bước chân đến lớp có hỏi tôi một câu: "Bác ơi bác nhiều tuổi thế này còn đi học làm gì?

Với tôi mà nói, cách hỏi đó quá thật, thật đến mức trần trụi, khiến người nghe là tôi cũng phải sững lại vài giây”.

 

Sau đó tôi có đứng lên trả lời thế này: "Tôi cũng nhiều tuổi rồi, nhưng càng ngày tôi lại càng cảm thấy tôi dốt cho nên tôi phải đi học.

Và tôi không học cho riêng tôi, tôi học cho các con, các cháu tôi.

 

Khi 3 đứa con tôi mất, chúng còn rất trẻ và chưa được cắp sách đến trường. Tôi muốn đi học để học thay cho các con của tôi, đó cũng chính là lương tâm và trách nhiệm của một người cha dành cho những đứa con kém may mắn của mình.

 

Cụ ông tha thiết bộc bạch: "Tôi chỉ mong mọi người hãy dành thời gian quý báu trong cuộc đời của mình để làm nhiều việc tốt, nhưng trong đó hãy dành thời gian quý giá nhất để học tập vì không học thì không biết gì cả, "nhân bất học bất tri lý".

 

Theo dantri.com

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2024

Sách hay cho trẻ - Vào đời cùng lời ca dao

 

SÁCH HAY CHO TRẺ - VÀO ĐỜI CÙNG LỜI CA DAO

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao là thể loại gần gũi hơn cả.

Lúc em bé nằm nôi, ca dao đã thấm vào tâm hồn trẻ thơ qua lời ru ngọt ngào của mẹ.

Ca dao như tấm gương phản chiếu cuộc sống phong phú, được chắt lọc, phản ánh qua nhiều đời, nhiều thế hệ.

Ca dao lưu giữ những bài học đạo lí và truyền thống cha ông.

Ca dao dạy ta cách phân biệt tốt xấu, đúc kết những kinh nghiệm quý báu trong mọi khía cạnh đời sống.

Ca dao còn mang đến rất nhiều tri thức bổ ích, bảo lưu các giá trị văn hóa Việt từ xưa đến nay. Người Việt nghe ca dao trước cả khi hiểu ca dao.

Lâu nay, chúng ta tiếp xúc ca dao với tâm thế “đã quen, đã biết”. Nhưng như thế, nhiều khi chúng ta mới chỉ lĩnh hội được một nửa giá trị loại hình văn học dân gian đặc sắc này.

Nếu hiểu thêm tinh hoa người xưa gửi gắm một cách đầy đủ, chúng ta có thêm hành trang quý báu để bước vào đời.

Nhà thơ Phạm Đình Ân tiếp tục gửi đến độc giả nhỏ tuổi tác phẩm "Vào đời cùng lời ca dao".

Các em nhỏ sẽ học được những điều bổ ích, còn người lớn sẽ ngạc nhiên khám phá nhiều chi tiết lí thú, bất ngờ, ngay cả ở những câu ca dao quen thuộc nhất.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, công nghệ ngày càng phát triển, nhiều loại hình giải trí mới xuất hiện, việc tìm về các giá trị cốt lõi của dân tộc càng trở nên cần thiết. Chúng tôi mong rằng, với những quyển sách như Vào đời cùng lời ca dao, các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam sẽ được bồi đắp và nhân rộng hơn nữa.

Theo Saigongiaiphongonline

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2024

Học gói, học mở

 

HỌC GÓI, HỌC MỞ

 

"Học gói, học mở", theo cách nghĩ của người viết, tổ tiên cha ông chúng ta không có chia, tách chuyện "gói, mở" này. Có gói ắt phải có mở, âu cũng là một lẽ thường tình trong đời sống.

 

Hoàn toàn không phải do tiện miệng mà nói theo vần, việc "học gói, học mở" không phải chỉ dừng lại ở chuyện gói, mở hàng hóa bình thường.

Phạm trù "gói", "mở" này rất sâu rộng, bao hàm hầu hết các vấn đề trong đời sống, công việc; là một vấn đề triết học sâu sắc luôn tồn tại trong đời sống con người, đời sống xã hội, vũ trụ vô hạn. Tuy rằng đời sống mỗi con người chỉ có hạn.

 

Trong vô hạn có hữu hạn. Việc học gói, học mở chính là học cách nhận biết cái hữu hạn trong vô hạn, cái vô hạn trong hữu hạn.

Nói một cách nôm na, trong đời sống con người, đời sống xã hội, chúng ta luôn phải đối mặt tới những vấn đề "quên đi", "nhớ lại", "đóng vào", "mở ra".

 

Sự phức tạp trong đời sống tình cảm, trong xã hội luôn cần có những giải pháp để hóa giải. Hóa giải các mâu thuẫn, xung đột để tồn tại, để phát triển.

 

Cổ nhân nhắc người đời sau phải "học gói, học mở" để khép lại cái củ lổi thời, củ kỹ, mở ra cái mới lý thú, tốt đẹp hơn, để cho cuộc sống tinh thần mỗi người, cuộc sống xã hội ổn định tốt hơn.

 

Việc "học gói, học mở" chính là để mối quan hệ giữa người với người tốt đẹp hơn, để việc làm có hiệu quả hơn, để mỗi người sống vui vẻ hơn.