Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2023

Starbucks - Vua cà phê toàn cầu

 Starbucks Việt Nam khai trương chuỗi cửa hàng của mình tại thành phố Nha Trang vào ngày 27/4/2021. (Ảnh: GTO Media)

STARBUCKS - VUA CÀ PHÊ TOÀN CẦU

 

Starbucks hiện là chuỗi nhà hàng cà phê lớn nhất trên toàn cầu. Tuy nhiên, đã có một thời, nó chỉ là một quán cà phê nhỏ ven đường chẳng ai để ý tới.

Bất chấp những tháng ngày tồi tệ đã phải đối mặt, Starbucks đã thay đổi cách nhìn nhận của quần chúng về cà phê và biến nó thành một trải nghiệm thay vì chỉ là một loại đồ uống. Đây là cách Howard Schultz xây dựng đế chế cà phê trị giá 80 tỷ USD từ con số không.

 

Howard Schultz là đứa trẻ thuộc thế hệ đầu tiên trong gia đình anh được học đại học. Tuy nhiên, cậu đã không may bị thương trong một trận đấu bóng đá ở trường đại học ở phía bắc Michigan và phải bỏ dở việc học.

Sau đó, Schultz bắt đầu làm bartender. Khi ấy chàng trai trẻ đã sống những ngày "lay lắt" đến cùng cực, thậm chí đôi khi anh phải bán máu để có đủ tiền mua những thứ cần thiết.

Một thời gian sau Schultz tìm đến chương trình đào tạo bán hàng để học thêm kiến thức về kinh doanh.

 

Câu chuyện về Starbucks

Vào năm 1962, Gordon Bowker, một trong những người sáng lập Starbucks ban đầu đã nếm thử cà phê cappuccino tuyệt hảo tại một quán cà phê ở Rome khi đi du lịch khắp châu Âu. Nó không giống như cà phê hòa tan hay cà phê thông thường mà người Mỹ thường uống.

 

Sau chuyến chu du vòng quanh thế giới trở về quê nhà ở Seattle, Gordon Bowker bắt đầu theo đuổi sở thích cà phê bằng cách ghé thăm Murchie's, một cửa hàng bán hạt cà phê chưa rang. Khi nảy ra ý tưởng mở một cửa hàng cà phê "độc nhất vô nhị" ở Seattle,

 

Năm 1981, Starbucks thu hút sự chú ý của Howard Schultz khi ông nhận thấy rằng một doanh nghiệp nhỏ nhưng lại mua rất nhiều sản phẩm, thậm chí nhiều hơn cả Macy's. Ông không thể cưỡng lại việc ghé thăm cửa hàng Seattle của họ ở Pike Place Market.

Ở đó, Schultz biết rằng Starbucks chỉ bán hạt cà phê bán lẻ và cung cấp dịch vụ nếm thử cà phê. Khi nếm thử cà phê ở đây, Howard Schultz xác định đây chính là thứ mình tìm kiếm bấy lâu nay.

 

 

Như chúng ta đã thấy, hiện nay thương hiệu này đã "phủ sóng" tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Công lao tất cả thuộc về cậu bé đến từ Brooklyn, người đã không từ bỏ ước mơ của mình và biến nó thành một công ty trị giá 80 tỷ đô la.

 

Cho đến ngày nay, có thể khẳng định rằng, không có công ty nào bán ra lượng ly cà phê pha sẵn cho khách hàng nhiều hơn Starbucks. Người ta ước tính rằng, trung bình cứ mỗi ngày thì có từ 2 đến 3 cửa hàng Starbucks được khai trương.

Và cứ mỗi tuần thì hệ thống cửa hàng của thương hiệu này lại thu hút khoảng 60 triệu khách hàng đến thưởng thức những món đồ uống của mình.

Chưa kể số lượng cửa hàng cà phê cũng tăng lên với cấp số nhân ở phạm vi toàn cầu.

 

Ở phạm vi thế giới, cửa hàng đầu tiên bên ngoài biên giới nước Mỹ được mở ở Tokyo (Nhật Bản) vào năm 1996. Tiếp đó là hàng loạt cửa hàng Starbucks được khai trương ở Vương quốc Anh vào năm 1998, ở Mexico City vào năm 2002 và nước Nga vào năm 2007.

 

Lần lượt cho đến năm 2012, Starbucks sở hữu hơn 17,600 cửa hàng tại 39 quốc gia với giá trị vốn hóa thị trường đạt 35,6 tỷ USD. Chỉ trong vòng 2 năm sau đó, vào năm 2014, con số cửa hàng đã tăng lên 21.000 trong khi giá trị vốn hóa thị trường cũng tăng gấp đôi lên đến 60 tỷ USD.

Đến tháng 6/2018, đã có hơn 28,000 cửa hàng mang logo của nàng tiên cá có 2 chân xuất hiện tại 77 quốc gia trên khắp thế giới.

 

Tại Việt Nam, Starbucks vào thị trường Việt Nam với cửa hàng đầu tiên được mở tại TP.HCM tháng 2/2013. Đến nay, sau 8 năm làm ăn, Starbucks đã có 67 cửa hàng tọa lạc ở những vị trí đắc địa tại TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Nha Trang.

 

Xét về doanh thu, năm 2019, chuỗi này đứng thứ 3 thị trường, chỉ xếp sau Highland và The Coffee House với 783 tỷ đồng.

 

Khởi nguồn cho những dấu ấn đậm nét trên hành trình phát triển của Starbucks và bài học hữu ích cho các thương hiệu

 

Thứ nhất, vị cựu CEO của Starbucks - Howard Schultz là người đã nghĩ ra ý tưởng Starbucks không nên chỉ bán hạt cà phê mà phải bán luôn cả thức uống chế biến từ hạt cà phê sau một chuyến đi công tác khảo sát được thị trường và đưa đến thành quả lúc bấy giờ là hàng trăm người ghé đến mỗi ngày để thưởng thức những tách cà phê.

 

Ý tưởng của Schultz trong việc định vị lại thương hiệu với việc nâng giá các đồ uống của Starbucks cao hơn mức bình thường so với những đối thủ trong cùng lĩnh vực.

 

Có thể thấy đây là một ý tưởng mạo hiểm và đầy táo bạo của Schultz nhưng không thể phủ định hiệu quả của chiến lược này khi tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng về chất lượng của đồ uống với tâm lý “tiền nào của nấy”.

Giúp nâng tầm thương hiệu để khi nhắc đến dòng đồ uống ở tầm cao người ta nghĩ ngay đến Starbucks,

Định vị lại tệp khách hàng, “đánh” vào trải nghiệm đang được sử dụng một đồ uống giá cao, chất lượng của khách hàng và làm tăng lên lợi nhuận cho Starbucks.

 

Thứ hai, Mặc dù, hiện giờ Schultz không còn là CEO của nhưng triết lý và tinh thần kinh doanh độc đáo của ông vẫn được Starbucks kế thừa, phát huy.

Biểu hiện cụ thể là hiện nay Starbucks không chỉ đơn thuần kinh doanh cà phê mà còn lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác.

Từ cà phê uống, cà phê hạt, cà phê chế biến, cà phê gói... cho đến cà phê kèm với các loại bánh điểm tâm buổi sáng.

 

Gần đây, Starbucks còn mở rộng các loại hình sang lĩnh vực khác như "cà phê âm nhạc", "cà phê phim ảnh", "cà phê đọc sách", quán cà phê với các loại kem nổi tiếng, "cà phê internet" theo sở thích của khách hàng và nhu cầu xã hội đặc thù của từng thị trường tại mỗi quốc gia khác nhau.

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét