Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2024

Quản lý tài chính thông minh- Quy tắc 6 chiếc lọ

 

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THÔNG MINH- QUY TẮC 6 CHIẾC LỌ

Bạn có nghĩ rằng bạn chỉ có thể làm chủ cuộc sống, tự do phát triển bản thân và làm những điều yêu thích khi quản lý tốt tiền bạc và tự do tài chính?

Nhưng việc cân đối chi tiêu của bạn trở nên thực sự khó khăn. Bên cạnh đó, bạn cũng mãi mà chưa tìm thấy phương án phù hợp nhất. Đừng lo lắng! Hãy tìm kiếm lời giải cho bài toán tài chính của bạn qua quy tắc 6 chiếc lọ sau đây!

Quy tắc 6 chiếc lọ là bộ quy tắc được tác giả giả Harv Eker sáng tạo ra với việc phân chia thu nhập thực tế thành 6 phần đựng trong 6 lọ khác nhau. Trong đó, mỗi lọ được quy định mục đích sử dụng riêng ngay từ ban đầu. 

Lọ 1: Chi tiêu cần thiết > 55% thu nhập

Các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, sinh hoạt hàng ngày, mua sắm cần thiết, chi trả hóa đơn,... sẽ được chi từ chiếc lọ chứa quỹ Chi tiêu cần thiết. Thực tế, chiếc lọ này chiếm tới hơn 50% thu nhập của bạn nhưng không nên phân bổ quá 55% thu nhập. Nhiều người đang tiêu xài phung phí, thậm chí lên tới 80% thu nhập cho các nhu cầu cuộc sống hàng ngày nhưng có quá nhiều hoạt động không cần thiết và mang tính cảm xúc.

Lọ 2: Tiết kiệm dài hạn - 10% thu nhập

Chiếc lọ thứ 2 chiếm 10% thu nhập hàng tháng của bạn là lọ quỹ Tiết kiệm dài hạn. Tại đây, bạn sẽ chi tiêu cho các mục tiêu lớn và dự kiến thời gian tích lũy lâu dài như: mua nhà đất, mua xe, sinh con,... Bạn cần hiểu rõ các khoản này đều cần số tiền lớn mà bạn không thể thực hiện tích góp trong thời gian ngắn. Vì thế, bạn cần tiến hành từ từ và cần thực hiện ngay lập tức. Số tiền này cũng cần hạn chế chi tiêu nên bạn có thể khởi động một tài khoản tiết kiệm tích lũy sẽ vô cùng hợp lý.

Lọ 3: Giáo dục - 10% thu nhập

Chiếc lọ chứa quỹ Giáo dục chiếm khoản 10% thu nhập vô cùng cần thiết nhưng không phải ai cũng quan tâm.

Một số người cho rằng kỹ năng và kiến thức hiện tại đã đủ cho công việc và cuộc sống. Thực tế, đầu tư cho giáo dục vô cùng cần thiết, dù cho bạn ở độ tuổi nào.

Với số tiền này, bạn có thể tham gia các khóa học, mua sách, dự các buổi gặp gỡ nhận chia sẻ kiến thức từ người khác,...

Lượng kiến thức tăng thêm từng ngày giúp bạn phát triển bản thân, tìm kiếm cơ hội mới và mở ra cánh cửa để tăng thu nhập cho bản thân từ lương cố định và các khoản kiếm thêm.

Lọ 4: Hưởng thụ - 10% thu nhập

Cuộc sống cần phải có giây phút thư giãn và hưởng thụ nên bạn cần có chiếc lọ hưởng thụ chiếm 10% thu nhập thực tế. Bạn có thể dùng khoản tiền này để mua sắm xa xỉ, vui chơi, giải trí, làm đẹp, tăng cường trải nghiệm,...

Sau những giây phút giải tỏa căng thẳng, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn, tìm được điểm cân bằng cho cuộc sống và có khả năng tạo ra nhiều khoản thu nhập hơn. Vì vậy, hãy chi tiêu liên tục chiếc lọ này.

Lọ 5: Tự do tài chính - 10% thu nhập

Quỹ tự do tài chính trong chiếc lọ thứ 5 cũng được nhiều người quan tâm. Tự do tài chính là thời điểm bạn có một cuộc sống đầy đủ như mong muốn mà không cần phụ thuộc vào người khác hoặc không cần làm việc.

Để đạt được điều này, bạn cần có khoản thu nhập thụ động liên tục đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống. Một số gợi ý: đầu tư tài chính, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh, đầu tư vàng, đầu tư bất động sản,...

Lọ 6: Từ thiện - 5% thu nhập

Một số người đang bỏ qua chiếc lọ thứ 6 chứa 5% thu nhập mang tên quỹ Từ thiện. Không nhất thiết bạn sẽ quyên góp số tiền này cho các quỹ từ thiện. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng số tiền này để giúp đỡ người thân, bạn bè hoặc các hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng.

Khoản này sẽ không đem lại doanh thu trực tiếp nhưng sẽ nuôi dưỡng tâm hồn và tạo dựng giá trị cá nhân cho bạn.

Tầm quan trọng của quy tắc 6 chiếc lọ trong quản lý tài chính

Rất nhiều người chưa có kinh nghiệm hoặc quản lý tài chính chưa hiệu quả khiến mục tiêu tự do tài chính ngày càng xa. Lúc này, nguyên tắc 6 chiếc lọ là cơ sở đơn giản, dễ thực hiện nhất để bạn đạt được những điều sau:

 

·        Đảm bảo khả năng chi tiêu dựa trên số thu nhập thực tế.

·        Giúp quản lý chi tiêu dễ dàng hơn. Tất cả các con số đưa ra đều cụ thể và có mục đích rõ ràng.

·        Đảm bảo quỹ dự phòng, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư

·        Đảm bảo an toàn tài chính cho gia đình, hạn chế rủi ro và khả năng ứng phó nhiều trường hợp.

·        Tăng cường dòng tiền liên tục cho các khoản cần thiết.

·        Hạn chế và quản lý chặt chẽ các khoản nợ, hạn chế nợ xấu.

·        Gia tăng tài sản liên tục và cơ hội tạo ra dòng tiền thụ động tốt nhất.

·        Cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn và gia đình.

Tạo dựng thu nhập thụ động

Chỉ khi thu nhập của bạn ngày càng cao, bạn mới có thể có cuộc sống thoải mái hơn, sớm đạt được trạng thái tài chính tự do. Nếu thu nhập từ các khoản cố định tăng trưởng định kỳ, bạn sẽ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu thu nhập bấp bênh hoặc muốn đề phòng các rủi ro bất ngờ gây thiệt hại các nguồn thu chính, bạn cần tạo dựng các khoản có khả năng đem lại thu nhập thụ động ngay hôm nay. Điều này có thể thực hiện với các khoản đầu tư hoặc tìm kiếm một số các công việc như: làm thêm, kiếm tiền online, hợp tác kinh doanh,...



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét