Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2024

Quản lý tài chính thông minh- Quy tắc 6 chiếc lọ

 

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THÔNG MINH- QUY TẮC 6 CHIẾC LỌ

Bạn có nghĩ rằng bạn chỉ có thể làm chủ cuộc sống, tự do phát triển bản thân và làm những điều yêu thích khi quản lý tốt tiền bạc và tự do tài chính?

Nhưng việc cân đối chi tiêu của bạn trở nên thực sự khó khăn. Bên cạnh đó, bạn cũng mãi mà chưa tìm thấy phương án phù hợp nhất. Đừng lo lắng! Hãy tìm kiếm lời giải cho bài toán tài chính của bạn qua quy tắc 6 chiếc lọ sau đây!

Quy tắc 6 chiếc lọ là bộ quy tắc được tác giả giả Harv Eker sáng tạo ra với việc phân chia thu nhập thực tế thành 6 phần đựng trong 6 lọ khác nhau. Trong đó, mỗi lọ được quy định mục đích sử dụng riêng ngay từ ban đầu. 

Lọ 1: Chi tiêu cần thiết > 55% thu nhập

Các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, sinh hoạt hàng ngày, mua sắm cần thiết, chi trả hóa đơn,... sẽ được chi từ chiếc lọ chứa quỹ Chi tiêu cần thiết. Thực tế, chiếc lọ này chiếm tới hơn 50% thu nhập của bạn nhưng không nên phân bổ quá 55% thu nhập. Nhiều người đang tiêu xài phung phí, thậm chí lên tới 80% thu nhập cho các nhu cầu cuộc sống hàng ngày nhưng có quá nhiều hoạt động không cần thiết và mang tính cảm xúc.

Lọ 2: Tiết kiệm dài hạn - 10% thu nhập

Chiếc lọ thứ 2 chiếm 10% thu nhập hàng tháng của bạn là lọ quỹ Tiết kiệm dài hạn. Tại đây, bạn sẽ chi tiêu cho các mục tiêu lớn và dự kiến thời gian tích lũy lâu dài như: mua nhà đất, mua xe, sinh con,... Bạn cần hiểu rõ các khoản này đều cần số tiền lớn mà bạn không thể thực hiện tích góp trong thời gian ngắn. Vì thế, bạn cần tiến hành từ từ và cần thực hiện ngay lập tức. Số tiền này cũng cần hạn chế chi tiêu nên bạn có thể khởi động một tài khoản tiết kiệm tích lũy sẽ vô cùng hợp lý.

Lọ 3: Giáo dục - 10% thu nhập

Chiếc lọ chứa quỹ Giáo dục chiếm khoản 10% thu nhập vô cùng cần thiết nhưng không phải ai cũng quan tâm.

Một số người cho rằng kỹ năng và kiến thức hiện tại đã đủ cho công việc và cuộc sống. Thực tế, đầu tư cho giáo dục vô cùng cần thiết, dù cho bạn ở độ tuổi nào.

Với số tiền này, bạn có thể tham gia các khóa học, mua sách, dự các buổi gặp gỡ nhận chia sẻ kiến thức từ người khác,...

Lượng kiến thức tăng thêm từng ngày giúp bạn phát triển bản thân, tìm kiếm cơ hội mới và mở ra cánh cửa để tăng thu nhập cho bản thân từ lương cố định và các khoản kiếm thêm.

Lọ 4: Hưởng thụ - 10% thu nhập

Cuộc sống cần phải có giây phút thư giãn và hưởng thụ nên bạn cần có chiếc lọ hưởng thụ chiếm 10% thu nhập thực tế. Bạn có thể dùng khoản tiền này để mua sắm xa xỉ, vui chơi, giải trí, làm đẹp, tăng cường trải nghiệm,...

Sau những giây phút giải tỏa căng thẳng, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn, tìm được điểm cân bằng cho cuộc sống và có khả năng tạo ra nhiều khoản thu nhập hơn. Vì vậy, hãy chi tiêu liên tục chiếc lọ này.

Lọ 5: Tự do tài chính - 10% thu nhập

Quỹ tự do tài chính trong chiếc lọ thứ 5 cũng được nhiều người quan tâm. Tự do tài chính là thời điểm bạn có một cuộc sống đầy đủ như mong muốn mà không cần phụ thuộc vào người khác hoặc không cần làm việc.

Để đạt được điều này, bạn cần có khoản thu nhập thụ động liên tục đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống. Một số gợi ý: đầu tư tài chính, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh, đầu tư vàng, đầu tư bất động sản,...

Lọ 6: Từ thiện - 5% thu nhập

Một số người đang bỏ qua chiếc lọ thứ 6 chứa 5% thu nhập mang tên quỹ Từ thiện. Không nhất thiết bạn sẽ quyên góp số tiền này cho các quỹ từ thiện. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng số tiền này để giúp đỡ người thân, bạn bè hoặc các hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng.

Khoản này sẽ không đem lại doanh thu trực tiếp nhưng sẽ nuôi dưỡng tâm hồn và tạo dựng giá trị cá nhân cho bạn.

Tầm quan trọng của quy tắc 6 chiếc lọ trong quản lý tài chính

Rất nhiều người chưa có kinh nghiệm hoặc quản lý tài chính chưa hiệu quả khiến mục tiêu tự do tài chính ngày càng xa. Lúc này, nguyên tắc 6 chiếc lọ là cơ sở đơn giản, dễ thực hiện nhất để bạn đạt được những điều sau:

 

·        Đảm bảo khả năng chi tiêu dựa trên số thu nhập thực tế.

·        Giúp quản lý chi tiêu dễ dàng hơn. Tất cả các con số đưa ra đều cụ thể và có mục đích rõ ràng.

·        Đảm bảo quỹ dự phòng, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư

·        Đảm bảo an toàn tài chính cho gia đình, hạn chế rủi ro và khả năng ứng phó nhiều trường hợp.

·        Tăng cường dòng tiền liên tục cho các khoản cần thiết.

·        Hạn chế và quản lý chặt chẽ các khoản nợ, hạn chế nợ xấu.

·        Gia tăng tài sản liên tục và cơ hội tạo ra dòng tiền thụ động tốt nhất.

·        Cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn và gia đình.

Tạo dựng thu nhập thụ động

Chỉ khi thu nhập của bạn ngày càng cao, bạn mới có thể có cuộc sống thoải mái hơn, sớm đạt được trạng thái tài chính tự do. Nếu thu nhập từ các khoản cố định tăng trưởng định kỳ, bạn sẽ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu thu nhập bấp bênh hoặc muốn đề phòng các rủi ro bất ngờ gây thiệt hại các nguồn thu chính, bạn cần tạo dựng các khoản có khả năng đem lại thu nhập thụ động ngay hôm nay. Điều này có thể thực hiện với các khoản đầu tư hoặc tìm kiếm một số các công việc như: làm thêm, kiếm tiền online, hợp tác kinh doanh,...



Thứ Tư, 20 tháng 9, 2023

Nghề nghiệp

 

NGHỀ NGHIỆP

Có một bạn trẻ tìm đến một công ty phần mềm máy tính xin một chân dọn dẹp vệ sinh.

Sau khi qua phỏng vấn và thử việc (như lau dọn khu vệ sinh…), người quản lý nhân sự đồng ý nhận anh vào làm, đồng thời yêu cầu anh để lại địa chỉ email để tiện liên lạc.

Anh nói: “Tôi không có máy tính”.

Người quản lý nói với anh rằng đối với công ty phần mềm, một người không có email đồng nghĩa với sự không tồn tại. Vì thế, ông ta lấy làm tiếc là không thể nhận anh được.

Anh thất vọng rời khỏi công ty, trong túi chỉ còn 10 USD. Đi ngang một cửa hàng thực phẩm, anh chợt nghĩ ra việc mua 10kg khoai tây, lê la đến từng hộ gia đình bán lại. 2 giờ sau anh đã bán hết và có lời.

Anh lại làm như vậy mấy lần nữa, số tiền vốn ban đầu đã tăng lên đáng kể. Anh phát hiện làm công việc này có thể nuôi sống bản thân.

Từ đó anh chăm chỉ làm việc. Nỗ lực cộng với một chút may mắn, công việc của anh ngày càng thành công.

Trong năm năm anh lập được một công ty lớn chuyên giao hàng tận nhà. Mọi người chỉ cần đứng ở cửa nhà mình cũng có thể mua được các loại thực phẩm tươi sống.

Đến một hôm anh chợt nghĩ đến tương lai, đến gia đình và quyết định đi mua bảo hiểm.

Lúc ký hợp đồng, nhân viên bảo hiểm hỏi địa chỉ email của anh.

Anh lại nói: “Tôi không có máy vi tính!”.

Người nhân viên ngạc nhiên: “Ngài có một công ty lớn như thế nhưng lại không có máy vi tính và địa chỉ email sao?

Ngài thử nghĩ xem nếu ngài có máy tính, ngài đã có thể làm được bao nhiêu thứ nữa!”.

Anh nói: “Khi đó tôi sẽ trở thành nhân viên vệ sinh của công ty phần mềm máy tính”.

Đôi khi, chính sự thiếu sót hoặc không may mắn của bạn lại chính là một nhân tố giúp bạn có được một cơ hội khác tuyệt vời hơn. Vì vậy đừng vội nản lòng khi gặp thất bại bạn nhé.

Đã biết nguyên tắc đầu tư, tại sao có người vẫn mất tiền?

 

ĐÃ BIẾT NGUYÊN TẮC ĐẦU TƯ, TẠI SAO CÓ NGƯỜI VẪN MẤT TIỀN?

Đã từng có người trong chúng ta nhận những tin nhắn kiểu như ‘Tôi là nhân sự của ayz nào đó, bạn có muốn việc làm online nhận lương 30 triệu/tháng? Liên hệ Zalo này’, hay nhận những cuộc gọi từ những người môi giới chứng khoán kiểu ‘Có cổ phiếu uy tín, giá đang tăng và sẽ còn tăng nữa. Bạn hãy nhanh chóng đầu tư’ v.v.

Cá nhân tôi chưa biết những người nhận được cuộc gọi hay tin nhắn như vậy có cải thiện được thu nhập hay không, nhưng đã có người mất tiền.

Có một nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ tên là Warren Bufett, một số người gọi ông là ‘Cổ Thần’ tức ông Thần cổ phiếu, đầu tư cổ phiếu chưa bao giờ bị lỗ. Ở đây không nói đến việc đạo đức của ông như thế nào, chỉ đề cập đến việc những nguyên tắc kinh điển trong đầu tư của ông, nếu làm theo thì hầu như ‘trăm trận không nguy’.

Nhưng có một điều chúng ta hay gặp đó là: mặc dù biết nguyên tắc đầu tư, nhưng vì sao vẫn có người mất tiền?

Trong chương trình Thiên Lượng luận chính đăng ngày 9/2, nhà sử học đồng thời là giảng viên Khoa Khoa học và Nhân văn Đại học Phi Thiên – Giáo sư Chương Thiên Lượng đã chia sẻ góc nhìn của mình về vấn đề này như sau.

Đầu tiên Giáo sư Chương chia sẻ rằng, hình thức kinh tế, mua bán cổ phiếu v.v. cuối cùng đều quy về ‘phản ánh trong nhân tính’. Hiểu được ‘nhân tính’ (tính cách con người) có thể nắm vững tình huống của thị trường.

Tiếp đó Giáo sư Chương có dẫn một câu chuyện trên mạng nói về người phụ nữ mất rất nhiều tiền khi đầu tư. Về chi tiết thì ở đây tôi không đề cập, nhưng trong đó có 2 điểm mà Giáo sư Chương nói rất đáng phân tích.

Thứ nhất là cô ấy vi phạm nguyên tắc về loại tiền để đầu tư. Đầu tư phải dùng ‘tiền nhàn rỗi’, nhàn rỗi đến độ 20 mấy 30 chục năm không dùng đến.

Giáo sư Chương kể câu chuyện ở Mỹ rằng, khi làm việc ở đây, công ty sẽ cho bạn benefit – đãi ngộ phúc lợi, trong đó có giúp bạn làm ‘kế hoạch nghỉ hưu’. Công ty sẽ trích một phần tiền trong lương của bạn để đầu tư, đến khi 60 tuổi về hưu bạn sẽ được nhận lại. Điều này nghĩa là họ trích ‘tiền nhàn rỗi’ của bạn để đầu tư, mà tiền này bạn không dùng trong 30 mấy năm!

Vì sao lại lấy tiền nhàn rỗi để đầu tư? Bởi vì dao động của cổ phiếu trong thời gian ngắn là rất lớn, nếu dùng tiền sinh hoạt hàng ngày, nhỡ cổ phiếu giảm thì bạn không còn tiền trang trải cuộc sống, tiền mất thậm chí không lấy lại được. Do đó đầu tư phải dùng tiền nhàn rỗi, đây là điểm thứ nhất.

Thứ hai là người phụ nữ này mua bán cổ phiếu trong thời gian ngắn. Có thể hình dung như thế này: có cổ phiếu tăng phi mã, người phụ nữ này mua nhưng lúc đó nó đã đến đỉnh, ngày hôm sau lại bắt đầu giảm, cứ bị nhiều lần như vậy khiến cô ấy tổn thất càng ngày càng nhiều. Việc mua bán cổ phiếu trong thời gian ngắn là một nguy cơ lớn.

 Buffett từng có một câu nói rất nổi tiếng rằng: “Nếu bạn không muốn giữ một cổ phiếu trong 10 năm, bạn sẽ không muốn giữ nó trong 10 phút“. Giáo sư Chương thấy rằng, đầu tư giống như trồng trọt canh tác vậy, đừng bao giờ nôn nóng đốt cháy giai đoạn kiểu như… ‘nhổ lúa để cho mau lớn’. Phẩm chất quan trọng bậc nhất để bạn không bị mất tiền khi đầu tư chính là: kiên nhẫn, nhất định phải kiên nhẫn.

Từ nguyên tắc đầu tư ở trên, Buffett đã đưa ra một vài kiến nghị.

Kiến nghị thứ nhất là: “Đừng bao giờ mất tiền”. Kiến nghị thứ hai là vĩnh viễn không được quên… kiến nghị thứ nhất “Đừng bao giờ mất tiền”. Nói tóm lại là “Đừng bao giờ mất tiền” – Never lose money!

Đến đây có thể một số người nghĩ rằng ‘không mất tiền khi đầu tư’, điều này là không thể. Chẳng phải Buffett từng mất 23 tỷ đô-la Mỹ (khoảng 530 nghìn tỷ đồng) vào năm 2008 (năm khủng hoảng kinh tế thế giới). Nhưng Giáo sư Chương đánh giá, tiền ông mất là tiền trên sổ sách chứ không phải mất tiền mặt thật sự.

Trên thực tế điều Buffett muốn nói là gì? Chính là không được mang cái tâm ‘nhảy động’, hoặc cái tâm ‘đánh bạc’ khi đầu tư, kiểu như ‘Ok, để tôi cược một ván vào cổ phiếu này’ v.v. Nếu mang một tâm thái như vậy, Buffett cho rằng bạn nhất định thua cược. Buffett nói “đừng bao giờ mất tiền” là để khuyên rằng: khi bạn tiến vào đầu tư, bạn nhất định phải rõ ràng những nguy hiểm hay rủi ro là gì.

Trước khi đầu tư cổ phiếu, Buffett nghiên cứu rất chi tiết cho đến khi ông lý giải (hiểu) được vận hành, mô hình lợi nhuận, cho đến viễn cảnh trong tương lai của công ty đó. Ông không có tâm thái ‘lần này thua cũng được’.

Khi đầu tư, Buffett thường nhìn vào báo đáp/lợi nhuận lâu dài mà công ty đó mang lại, chứ không phải xem thị trường hôm nay biến động gì. Khi cổ phiếu giảm rất mạnh ông không bán, cũng như khi cổ phiếu tăng mạnh ông không mua. Ông không kiếm tiền nhờ cổ phiếu tăng/giảm trong thời gian ngắn, mà là kiếm được nhờ hồi báo của cổ phiếu trong tương lai.

Điều này dẫn đến nguyên tắc thứ hai của Buffett trong đầu tư đó là: "người đầu tư hãy coi công ty như của mình, cùng tiến cùng thoái". Bạn là người đầu tư chứ không phải người đánh bạc, hãy coi đó như là business – việc kinh doanh của bạn, không thể để công ty ‘của mình’ đóng cửa. Buffett khuyên người đầu tư nên có tâm thái như vậy.

Trước khi đầu tư một cổ phiếu nào đó, Buffett thường lấy ra một tờ giấy, ghi ra một cách chi tiết ‘vì sao lại mua cổ phiếu này’. Ví như cổ phiếu này có lợi tức bao nhiêu, bao nhiêu lâu có thể thu hồi lại, mô hình lợi nhuận là gì. Ông còn xem xét từ quá khứ đến hiện tại thì tỷ lệ lợi nhuận là bao nhiêu, ước tính cho tương lai, từ đó phân tích mô hình này liệu có thành công v.v.

Ông phân tích rất kỹ rồi mới đưa ra phán đoán ‘liệu cổ phiếu của công ty này có đáng để tôi đầu tư hay không’.

Nhân chuyện này, Giáo sư Chương chia sẻ thêm về tâm thái đầu tư. Trong tiếng Anh, người mua cổ phiếu của công ty gọi là Share Holder. Share Holder có 2 loại là: Prefer Stock Holder và Common Stock Holder.

Prefer Stock Holder nghĩa là bạn có quyền được chia cổ tức nhưng không có quyền bỏ phiếu trong việc định hướng phát triển công ty. Còn Common Stock Holder là người kiểu như chủ tịch Hội đồng Quản trị, những người đầu tư Thiên sứ (đặt nền móng cho mô hình kinh doanh), đầu tư vòng A, B… tức những người có quyền được chia cổ tức và quyền bỏ phiếu phát triển công ty.

Thông thường đa phần người đầu tư là Prefer Stock Holder, nhưng Warren Bufett khuyên rằng bạn nên mang tâm thái của Common Stock Holder, coi việc công ty như công việc kinh doanh của mình, cùng tiến cùng thoái. Đây là nguyên tắc rất quan trọng của Buffett.

Nguyên tắc thứ ba, Buffett khuyên rằng: Tốt nhất nên mua cổ phiếu của công ty tốt, giá cả công bằng là có thể mua. Không nên mang tâm thái cổ phiếu của công ty đột nhiên rẻ thì mua nhiều, hay cổ phiếu tăng thì không nên bán số lượng lớn.

Khi khủng hoảng kinh tế năm 2008, cổ phiếu Goldman Sachs thấp nhưng ông vẫn mua rồi giữ đó. Sau này công ty ấy hoạt động bình thường trở lại thì ông thu được món tiền lớn. Ở đây ông đặt mắt vào những công ty tốt, bởi vì một khi nó đã lớn tới một mức độ nhất định thì không dễ phá sản hay sụp đổ.

Ngoài ra còn cân nhắc thêm là nợ của mình không được quá cao, tỷ lệ Lợi nhuận/Thu nhập hàng năm không được quá thấp v.v. Khi rõ ràng những thông số ấy thì mới mua cổ phiếu.

Có người hỏi Buffett rằng ‘cầm cổ phiếu bao lâu thì bán’, ông trả lời “muốn giữ nó vĩnh viễn”, đây là lý do vì sao Buffett có một câu nói rất nổi tiếng “Nếu bạn không muốn giữ một cổ phiếu trong 10 năm, bạn sẽ không muốn giữ nó trong 10 phút”.

Trên đây là những nguyên tắc rất đơn giản của Buffett khi đầu tư, một người bình thường có thể áp dụng được để có được thu nhập tốt. Nhưng khúc mắc ở đây là: nguyên tắc đầu tư của Buffett rất đơn giản, tại sao có người vẫn không tuân thủ?

Là một người am hiểu văn hoá, Giáo sư Chương nhìn nhận: bởi vì con người có nhược điểm trong nhân tính là Tham lam và Sợ hãi. Thấy người khác kiếm được mình cũng nổi lòng tham, thấy số đông mua/bán ồ ạt làm mình sợ, phải chạy theo số đông trong khi không có chính kiến. Do đó đừng vì thấy số đông đang mua/bán cổ phiếu mà làm theo khi không dựa vào nguyên tắc cơ bản: công ty ấy hoạt động có hiệu quả và mô hình lợi nhuận của họ có ổn định hay không.

Trong tiếng Anh có một từ FOMO (Fear Of Missing Out: Hội chứng sợ bỏ lỡ). Người bị hội chứng này dễ bị người khác lôi kéo khi thấy lợi trước mắt. Ví như khi thấy tiền ảo đang trên đà tăng thì cũng bị kéo vào mua, nhưng đến khi mua xong thì đó là giá cao nhất, sau đó tiền ảo lại hạ; khi thấy hạ nhiều quá thì lại bán, nhưng lúc bán lại là giá thấp nhất… Loại mua bán trong thời gian ngắn này rất dễ xảy ra. Đây lại là nhược điểm của con người: Tham lam và Sợ hãi.

Trên đây là một phương diện, còn một phương diện khác mà chúng tôi muốn đề cập đến. Những người làm Thân giáo chúng tôi tin rằng “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại Thiên”, con người khi sinh ra đã có mệnh tại thân, phú quý là do Trời. Những người giàu là do đức nhiều nên họ mới có phúc đức đó.

Nếu mình giàu có thì không nói, còn nếu có khó khăn chút cũng đừng quá phiền muộn, hãy sống thiện lương, như thế mới không tạo nghiệp thêm, đồng thời phải có tâm thái bình thường, làm việc chính thường, chúng tôi tin ông Trời sẽ ban phước cho người ấy, giống như cổ nhân hay nói “Thiên đạo thù cần”, ‘Đạo Trời trả thù lao/ ban phước cho người cần cù’ vậy.

 Chu Thuần