Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2024

Ánh sáng đối với sức khỏe con người

 

ÁNH SÁNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Ánh sáng đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người. Ánh sáng không chỉ là nguồn năng lượng chiếu sáng cho phép con người nhìn thấy được môi trường xung quanh mà nó còn có ảnh hưởng đến cơ thể và cảm xúc của chúng ta.

Nguyên nhân là do ánh sáng có tác động mạnh mẽ đến nhịp sinh học của con người.

 

Đồng hồ sinh học của con người theo nhịp ngày/đêm

Sự khỏe mạnh và hạnh phúc của con người phụ thuộc rất nhiều vào nhịp sinh học này. Khi nhịp sinh học diễn ra đều đặn sẽ khiến cho hoạt động của các hormone trong cơ thể hiệu quả, giúp con người khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.

Ngược lại, khi nhịp sinh học bị phá vỡ có thể dẫn đến các nguy cơ về sức khỏe.

 

Tại sao ánh sáng có tác động mạnh mẽ đến nhịp sinh học của con người?

Ánh sáng, giống như nước và không khí, là cần thiết cho sự sống vì nó không chỉ tạo ra ảnh hưởng đến (tầm bỏ) sự nhìn của con người mà còn ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể. 

Vào năm 2002, các nhà khoa học đã khám phá ra có một cơ quan thụ cảm thứ ba chưa được biết đến đối với ánh sáng (ngẫu nhiên bỏ) trong mắt người. Họ phát hiện ra rằng các tế bào hạch trong võng mạc sản xuất melanopsin, chất kiểm soát quá trình sản xuất hormone. 

 

Các tế bào hạch chứa melanopsin có các chức năng vượt ra ngoài chức năng của thị giác, nói cách khác, chúng thực hiện một chức năng quan trọng trong việc điều chỉnh hệ thống nội tiết tố nội tại của con người. 

 

Ba loại hormone quan trọng đóng vai trò điều hòa nhịp sinh học của con người là melatonin, cortisol, và serotonin đều chịu tác động mạnh mẽ bởi ánh sáng. 

 

Hormone Melatonin được tiết ra bởi tuyến tùng làm chậm quá trình trao đổi chất và khả năng hoạt động để cơ thể nghỉ ngơi, điều chỉnh chu kỳ ngủ, thức của cơ thể con người. Bắt đầu tăng vào buổi tối đến giữa đêm, lượng melatonin duy trì ở mức cao sau đó giảm vào đầu giờ sáng. Khi lượng melatonin tăng sẽ là tín hiệu báo cơ thể đã đến giờ đi ngủ.

 

Hormone Cortisol được sản xuất ở tuyến thượng thận và thường theo mô hình bài tiết sinh học, kích thích sự trao đổi chất và lập trình cơ thể cho chế độ ban ngày. Hormone Cortisol đạt cực đại vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy sau đó giảm dần sau 4 giờ chiều và vào ban đêm.

 

Hormone Serotonin có ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể. Hormone này hoạt động như một chất kích thích và tạo động lực, giúp nâng cao mức năng lượng cho cơ thể.

Chẳng hạn khi nhận được lời khen, sự công nhận thì hormone Serotonin sẽ được kích hoạt và con người cảm thấy hạnh phúc. Mức serotonin trong máu giảm dần trong ngày, do đó hoạt động ngược chu kỳ với mức melatonin. 

 

Ánh sáng đủ và đúng thời điểm giúp điều khiển hiệu quả nhịp sinh học của con người. Mặt khác, khi không nhận được đủ ánh sáng hay quá nhiều, nhận sai loại ánh sáng, sẽ gây ra sự thay đổi bất thường của nhịp melatonin và cortisol.

Nhịp sinh học bất thường sẽ có thể dẫn đến các vấn đề về thị giác, mất ngủ, trầm cảm và lâu dài sẽ gây ra các bệnh mạn tính nguy hiểm như tiểu đường, béo phì hay thậm chí là ung thư.

 

Ngày nay, sự xuất hiện của ánh sáng nhân tạo đã thay đổi đáng kể môi trường ánh sáng của con người, đặc biệt là vào ban đêm. Tuy nhiên, ánh sáng nhân tạo từ các nguồn khác nhau có thành phần quang phổ khác nhau và tác dụng của nó đối với con người là không giống nhau.

 

Có những loại ánh sáng nhân tạo tác động tiêu cực đến sức khỏe chúng ta. Khi con người dành phần lớn thời gian ở trong môi trường ánh sáng nhân tạo, với ánh sáng cố định từ khi thức dậy cho đến khi đi ngủ, và thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh khi xem TV, lướt điện thoại và máy tính vào ban đêm, cơ thể con người có thể dễ dàng bị lẫn lộn giữa ngày và đêm.

 

Lý giải điều này là do ban ngày chúng ta không nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên do thường xuyên ở trong phòng kín, không đủ ánh sáng, trong khi ban đêm là lúc không cần bất kỳ ánh sáng nào nhưng lại nhận được rất nhiều ánh sáng xanh. Ánh sáng xanh tương tự như ánh sáng ban ngày, làm tăng sự chú ý, sự tỉnh táo, và ngăn chặn sự tiết ra các hormone cần thiết để chuẩn bị cho giấc ngủ ban đêm.

 

Tuy nhiên chúng ta đã có giải pháp khắc phục đó là chiếu sáng lấy con người làm trung tâm (Human centric lighting - HCL).

 

Ví dụ: Trong các lớp học hiện nay thường có nhiều hoạt động đa dạng, không chỉ đơn thuần nghe thầy cô giảng bài trên bảng và chép vào vở ghi hoặc làm bài kiểm tra mà còn các hoạt động khác như thuyết trình, thảo luận nhóm,.. v.v….

Ngoài bảo đảm hoạt động thị giác tốt cho học sinh, cần điều chỉnh cường độ và phổ ánh sáng:

 

Đầu giờ sáng cần sự tỉnh táo, giúp học sinh chống lại trạng thái ngái ngủ đặc biệt vào mùa đông,

Khi học sinh đã tỉnh táo ở các giờ học bình thường thì giảm bớt độ sáng

Giờ thảo luận nhóm cần điều chỉnh giảm độ sáng để giảm bớt sự hưng phấn quá mức, đặc biệt đối với những học sinh có biểu hiện tăng động. 

Giờ kiểm tra cần kích thích sự tập trung để làm bài, cần tang độ sáng lên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét