Thứ Tư, 6 tháng 3, 2024

Cuộc sống là kết quả của niềm tin vào bản thân

 

CUỘC SỐNG LÀ KẾT QUẢ CỦA NIỀM TIN VÀO BẢN THÂN


Niềm tin vào bản thân chính là “chìa khóa” mở ra những khả năng vô tận trong cuộc sống của bạn. Thật không may, xu hướng phát triển của xã hội hiện đại đã khiến chúng ta có xu hướng tự nghi ngờ năng lực bản thân.

 

Mọi thứ bạn có được trong cuộc sống đều là kết quả của sự tin tưởng vào bản thân – rằng bạn có thể làm được. Vì lý do này, chúng ta cần phải “đào tạo” lại tư duy và cách suy nghĩ – để có thể loại bỏ nỗi sợ hãi và thái độ thiếu tự tin vào bản thân, sẵn sàng hành động và thay đổi chính mình ngay từ hôm nay.

 

Làm thế nào để tin vào chính mình

Dưới đây là 4 bước quan trọng nhất để bạn có thể học cách tin tưởng vào bản thân. Sau một thời gian thực hành, bạn sẽ dần nhận thấy những chuyển biến lớn trong cuộc sống của mình:

 

1. Giữ vững niềm tin – Lựa chọn là ở bạn!

Để có thể tin tưởng vào bản thân, trước tiên bạn cần phải xác tín rằng: những gì mình mong muốn đều có thể trở thành hiện thực.

 

Trong quá khứ, khoa học từng cho rằng phản ứng của con người là hệ quả của thông tin tiếp nhận vào não bộ từ thế giới bên ngoài.

Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã cho thấy điều ngược lại: phản ứng của con người xuất phát từ những gì não bộ “mong đợi” sẽ xảy ra – dựa trên kinh nghiệm hình thành từ trước đó.

 

Trên thực tế, tâm trí là một công cụ vô cùng mạnh mẽ. Nó có thể mang lại mọi thứ bạn muốn – theo đúng nghĩa đen – miễn là bạn biết tin vào chính mình và duy trì tư duy tích cực.

Rằng những mong ước của bạn sẽ trở thành hiện thực. Điều may mắn là, bạn hoàn toàn nắm quyền kiểm soát trong vấn đề này.

 

2. Hình dung (Visualize) – Thấy những gì bạn muốn, cảm những gì bạn thấy

Bằng cách thực hành liên tưởng (visualization) mỗi ngày, bạn sẽ tự nhiên có nhiều động lực để đạt được mục tiêu hơn.

Cùng với thời gian, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy bản thân đang làm những việc đưa bạn đến gần hơn với cuộc sống lý tưởng hằng mong ước.

 

Chẳng hạn, bạn sẽ đột nhiên nhận thấy bản thân tình nguyện đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong công việc, sẵn sàng phát biểu trong các cuộc họp nhân viên, yêu cầu những gì bạn muốn, và chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong cuộc sống và sự nghiệp. Khi những điều này xảy ra, thành công cũng sẽ từng bước đến với bạn.

 

Một phương pháp hỗ trợ liên tưởng là sử dụng bảng tầm nhìn (vision board). Đây là một hình ảnh đại diện cho chính xác những gì bạn muốn xảy ra trong cuộc sống.

Hãy nhìn vào vision board của bạn mỗi ngày – để nuôi dưỡng niềm tin vào chính mình và hình dung chính xác đích đến trong tương lai.

 

3. Hành động như thể – Bạn sẽ là gì sau 5 năm nữa?

Bí quyết nuôi dưỡng tư duy thành công là hành động như thể bạn đã trở thành con người mà mình hằng mong ước – ngay ở thời điểm hiện tại.

 

Hãy tự hỏi bản thân: Nếu đã đạt được ước mơ của mình, bạn sẽ là người như thế nào? Ai sẽ là bạn bè của bạn? Bạn sẽ mặc loại quần áo nào? Bạn sẽ hành động như thế nào? Bạn sẽ đối xử với người khác ra sao? Bạn có dành 1/10 thu nhập của mình cho các tổ chức từ thiện yêu thích không?

 

Dù câu trả lời của bạn là gì, hãy bắt đầu thực hiện ngay bây giờ. Bằng cách đó, bạn sẽ trở thành con người có khả năng “hiện thực hóa” thành công mà bạn mong muốn – điều này, vô hình chung, cũng sẽ kích hoạt sức mạnh tiềm thức, giúp bạn nhận ra những phương pháp sáng tạo để đạt được mục tiêu đề ra.

 

Cùng với thời gian, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy mọi thứ cần thiết để đạt tới thành công. Trên hết, bạn sẽ dần biết nắm bắt những cơ hội này – với niềm tin rằng những nỗ lực của bạn sẽ mang lại kết quả tích cực.

 

4. Thực hiện kế hoạch hướng tới mục tiêu

Đây là bước mà phần lớn chúng ta bị “mắc kẹt”. Bạn có thể ý thức tất cả các nguyên tắc trên đây, đặt mục tiêu, khẳng định và thực hành hình dung – nhưng sẽ chẳng có gì xảy ra nếu bạn không hành động.

 

Nguyên nhân lớn nhất khiến hầu hết mọi người không đạt được mục tiêu và ước mơ – đó là do không hành động. Và vấn đề chính yếu xuất phát từ nỗi sợ hãi.

Nếu bạn thấy mình đang ở trong hoàn cảnh tương tự, hãy nhớ rằng: Sợ hãi là điều bình thường. Ngay khi nỗi sợ hãi lăm le “xâm chiếm”, đó là lúc bạn cần phải tự lực hành động. 

 

ST

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét