CHỦ NGHĨA VẬT CHẤT ĐANG NHẤN CHÌM LŨ TRẺ
Chủ nghĩa vật chất là một hệ giá trị luôn đề cao tài sản, địa vị, hình ảnh và sự tiêu dùng vật chất. Nó là thước đo mức độ chúng ta coi trọng vật chất hơn những thứ khác trong cuộc sống của mình, như bạn bè, gia đình, công việc.
Nó khiến chúng ta chỉ dừng lại ở những thước đo bề ngoài để xây dựng ý thức về bản thân – với người lớn là danh tiếng, quyền lực, tiền bạc; còn với bọn trẻ là điểm số, quần áo, các thiết bị điện tử.
Xu hướng tích lũy của cải có lẽ từng rất có ích với tổ tiên chúng ta. Nhưng với đa số chúng ta trên đất nước này ngày nay, đã qua rồi cái thời phải tích lũy của cải cho mục đích sinh tồn, trừ khi chúng ta mở rộng định nghĩa sinh tồn theo kiểu “Tôi sẽ chết nếu không có đôi giày Manolo đó.
Thích vật chất không phải là vấn đề, nhưng thích vật chất hơn cả con người thì có đấy. Chủ nghĩa vật chất dù thường được coi là gắn liền với giới nhà giàu, nhưng thực ra nó có thể xuất hiện ở mọi nhóm kinh tế-xã hội.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California ở Los Angeles (UCLA) đã khảo sát gần 250 nghìn sinh viên vào đại học trong hơn 40 năm qua'.
Khi được hỏi về lí do đi học đại học, hầu hết sinh viên ở thập kỉ 60 và đầu thập kỉ 70 đề cao nhất giá trị của việc “trở thành người có học thức” hoặc “hình thành một triết lí sống”.
Chỉ một nhóm rất nhỏ lấy việc “kiếm được nhiều tiền” làm lí do chính cho quyết định vào đại học.
Bắt đầu từ những năm 1990, đa số sinh viên cho biết “kiếm được nhiều tiền” là lí do nhất để vào đại học, vượt xa hai lí do quan trọng ngày trước cùng những lí do khác như “trở thành người có uy tín trong lĩnh vực của mình” hay “giúp đỡ người gặp khó khăn”.
Hầu hết các nhà tâm lí học đều nhất trí với nhau về các nhu cầu cơ bản của con người. Đầu tiên và quan trọng nhất là các nhu cầu sinh học cơ bản như thức ăn, chỗ ở và quần áo. Thêm vào đó, người ta cũng tin rằng con người còn có những nhu cầu “bậc cao hơn” nhưng vẫn rất cơ bản như được thể hiện con người thật của mình, có các mối quan hệ thân mật, đóng góp cho cộng đồng…
Chúng ta ai cũng biết người nào đó hạnh phúc, viên mãn dù không có nhiều tiền của, và ai đó khổ sở, tuyệt vọng dù có “mọi thứ mà tiền có thể mua được”.
Rõ ràng, tiền có thể hỗ trợ phát triển các nhu cầu “bậc cao” bằng cách cung cấp những cơ hội học tập để chúng ta cảm thấy mình có năng lực và kiến thức, hay những cơ hội du lịch đây đó để nuôi dưỡng sở thích hoặc các mối quan hệ.
Khi mua cho trẻ ô tô, quần áo đắt tiền hay những kì nghỉ sang chảnh, không hẳn là chúng ta đang góp phần tạo ra những vấn đề cảm xúc ở chúng; chúng ta chỉ tiếp tay cho điều đó khi trẻ, thông qua việc quan sát hành vi hay tiếp nhận các giá trị từ cha mẹ, tin rằng đó là những thứ quan trọng nhất trong cuộc sống.
Chủ nghĩa vật chất tập trung quá mức vào chủ nghĩa cá nhân, sự chiếm hữu và cạnh tranh.
Những người sùng bái vật chất khó có thể trở thành nhà từ thiện – mà còn là dự báo xấu cho chính bọn trẻ. Những đứa trẻ coi trọng vật chất thường có điểm số thấp hơn và tỉ lệ trầm cảm, lạm dụng chất cấm ở chúng cũng cao hơn những đứa trẻ ở nhóm ngược lại.
Hãy giúp con hiểu được sự khác biệt giữa cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh. Khi một nhóm văn hóa nhỏ đang đi chệch hướng, người lớn ở nền văn hóa lớn hơn phải có trách nhiệm lái chúng trở về đúng hướng.
Nếu văn hóa của nhóm thanh thiếu niên đang cổ vũ cho tội phạm, thì cha mẹ cần đề cao sự an toàn; nếu nó chú trọng chủ nghĩa vật chất và lối sống vị kỉ, thì cha mẹ cần đề cao lòng vị tha và sự rộng lượng.
- Theo cuốn sách “Cái giá của đặc quyền”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét