Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

Khủng hoảng trung niên (Midlife Crisis)


KHỦNG HOẢNG TRUNG NIÊN (MIDLIFE CRISIS)

 

Khủng hoảng trung niên là một cú chuyển đổi trong bản dạng thường tác động lên người trưởng thành trong độ tuổi trung niên từ 40 đến 60 tuổi. Tại thời điểm cuộc đời này, con người ta thường hay đánh giá lại cuộc sống và đối mặt với chính những vấn đề đạo đức của bản thân. Đối với một số người, đây thường là một vấn đề lớn ảnh hưởng lên những mối quan hệ và sự nghiệp của họ.

 

Khủng hoảng tuổi trung niên là một giai đoạn giúp con người ta cảm thấy hồi xuân khi phải cố gắng chấp nhận sự thật rằng đời sống của mình đã vơi đi một nửa.

Tuy nhiên, sự xáo trộn cảm xúc một số người cảm thấy trong thời trung niên không phải lúc nào cũng đưa đến những thay đổi lớn trong lối sống có liên quan đến mong muốn được trẻ lại. Trong thực tế, khủng hoảng tuổi trung niên có thể là thứ khá tích cực.

 

Một khảo sát quốc gia về độ tuổi trung niên tại Hoa Kỳ thực hiện nhằm xác định có bao nhiêu người gặp phải khủng hoảng trung niên. Có khoảng 26% tham dự viên ghi nhận có gặp phải khủng hoảng này.

Tuy vậy, các thành viên tham gia khảo sát ghi nhận có xuất hiện khủng hoảng trung niên trước tuổi 40 hoặc sau 50.

 

Cứ 4 người thì có 1 người cho biết mình có khủng hoảng trung niên, phần đông chia sẻ rằng khủng hoảng xuất hiện do bởi một sự kiện lớn nào đó thay vì độ tuổi. Các yếu tố châm ngòi cho khủng hoảng bao gồm những thay đổi trong cuộc sống như ly hôn, mất việc, mất người thân hoặc chuyển đến địa điểm mới.

 

Hiệp hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ cho rằng khủng hoảng tinh thần rõ ràng là “một thay đổi hành vi rõ ràng và bất ngờ.” Ví dụ về thay đổi hành vi bao gồm:

– Bỏ bê vệ sinh cá nhân.

– Thay đổi lớn trong thói quen ngủ.

– Tăng hoặc sụt cân.

– Tâm trạng thay đổi rõ rệt, như hay tức giận, cáu gắt, buồn bã hoặc lo âu.

– Co rụt khỏi nhưng mối quan hệ hoặc hoạt động hằng ngày.

 

Nguyên nhân gây khủng hoảng trung niên.

Đối với nhiều người, trung niên là khoảng thời gian mà các mối quan hệ và vai trò thay đổi. Một số người có thể cần phải bắt đầu chăm sóc cha mẹ lớn tuổi. Một số khác có thể bị “cô đơn” trong tổ ấm của mình – hoặc cảm thấy như thể con cái của mình lớn quá nhanh.

 

Quá trình lão hóa cũng trở nên rõ ràng hơn bất cứ lúc nào hết. Một số người còn xuất hiện một số bệnh lý, trong khi số khác bắt đầu để ý đến sự sụt giảm năng lực thể chất của bản thân.

Đối với một số người, trung niên có thể là khoảng thời gian chìm đắm trong chiêm nghiệm.

Họ có thể nhìn lại những năm tháng đã qua và tự hỏi cuộc sống mình liệu sẽ thế nào nếu ngày xưa mình chọn con đường khác.

Một số người hối hận vì đã không chọn một sự nghiệp khác hoặc không xây dựng một cuộc sống mà mình đã từng mơ ước. Người khác lại chiêm nghiệm những ngày tháng vui vẻ trước đây trong đời.

 

Với những người sống có mục tiêu, họ sẽ ít chiêm nghiệm hơn và hành động nhiều hơn. Thay vì nhìn lại những năm tháng đã qua, họ bắt đầu rục rịch đạt đến những mục tiêu lớn lao hơn trong nửa sau của cuộc đời.

 

Sụt giảm hạnh phúc.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hạnh phúc giống hình chữ U. Có một sự sụt giảm từ từ về mức độ hạnh phúc cuối những năm thanh thiếu niên và tiếp tục cho đến khi một người tiến đến những năm 40. Hạnh phúc bắt đầu tăng lại khi người ta bước vào những năm 50.

Dữ liệu trên nửa triệu người Mỹ và Châu Âu phát hiện ra xu hướng này là đúng. Những người trong độ tuổi 60 ghi nhận họ chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc hơn lúc này, nhưng người trong những năm 40 tuổi cảm thấy chưa bao giờ chán nản như vậy.

 

Tuy nhiên, không phải ai cũng có đường cong chữ U này. Tình trạng này thường gặp hơn ở những quốc gia thu nhập cao. Một đường sụt giảm dần trong mức độ hạnh phúc có thể giúp giải thích tại sao một số người lại gặp phải khủng hoảng trung niên – ý nói họ đang bị sụt giảm hạnh phúc.

 

Dù cho dữ liệu có cho thấy con người ta trở nên hạnh phúc trở lại vào những năm tháng sau này, nhưng rất nhiều người vẫn tin rằng hạnh phúc sẽ tiếp tục giảm dần khi ta già đi. Vậy nên, một số người trong những năm 40 tuổi nghĩ cuộc sống chỉ có tệ hơn mà thôi, điều này lại châm ngòi cho chính một khủng hoảng trung niên.

 

Mặt tích cực của khủng hoảng trung niên.

Một nghiên cứu xuất bản năm 2016 trên Tập san Quốc tế về Phát triển Hành vi đã phát hiện ra một mặt tốt của khủng hoảng trung niên – sự tò mò. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy rằng những người có khủng hoảng trung niên – dù là khủng hoảng một phần tư hay một nửa đời – thì đều có mức độ tò mò về bản thân và thế giới rộng lớn quanh họ cao đáng kể.

Sự khó chịu và vô định mà các tham dự viên trải qua đã đưa đến thái độ cởi mở cho những ý tưởng mới, vốn có thể giúp họ hiểu rõ hơn mọi thứ và đưa ra những giải pháp sáng tạo. Sự tò mò đó có thể đưa đến sự đột phát hoặc những cơ hội mới, có thể là điểm sáng trong quá trình khủng hoảng.

 

Làm sao để giúp một người gặp khủng hoảng trung niên?

Nếu bạn nghi bạn bè hoặc người thân trong gia đình có thể đang gặp khủng hoảng trung niên, thì dưới đây là một số thứ bạn có thể làm để hỗ trợ họ:

– Hãy là một người biết lắng nghe: Hãy để đối phương nói về sự khó chịu của họ. Lắng nghe bằng thái độ không phán xét và hãy khoan đưa ra lời khuyên ngay từ đầu.

– Thể hiện quan ngại của mình: Tránh nói những câu như, “Anh hình như đang bị khủng hoảng trung niên đấy.” Thay vào đó, hãy đặt câu hỏi làm sao để không khiến họ cảm thấy xấy hổ hoặc đổ lỗi. Nói những câu như, “Gần đây anh có hơi khác. Anh ổn không?”

 

Tham khảo. Infurna FJ, Gerstorf D, Lachman ME. Midlife in the 2020s: Opportunities and challenges. Am Psychol. 2020;75(4):470-485. doi:10.1037%2Famp0000591

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét