TỆ NẠN CHA MẸ BẠO HÀNH TINH THẦN CON CÁI
Hiện nay, bạo hành tinh thần trong gia đình đã được xã hội quan tâm hơn vì những ảnh hưởng nặng nề mà trẻ phải đối mặt. Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có 51 277 vụ bạo lực về tinh thần trong gia đình diễn ra từ năm 2012 – 2017. Vì phương thức bạo hành là lời nói nên rất khó phát hiện. Nhiều người thường nói mỗi nhà mỗi cảnh, để tâm vào thêm rách việc. Do đó, con số này chắc chắn không phản ảnh thực trạng mà con trẻ đang phải đối mặt.
.
Bạo hành tinh thần không phải là vấn đề xa lạ mà ngược lại là tình trạng rất phổ biến và xảy ra ở nhiều gia đình. Cha mẹ bạo hành tinh thần con cái thường khó nhận biết hơn so với người ngoài. Bởi những hành vi, lời nói cực đoan thường được che giấu bởi danh nghĩa của tình yêu thương và trách nhiệm. Dù hình thức có khác nhau nhưng về bản chất, bạo hành tinh thần luôn gây ra sự tổn thương sâu sắc.
So với bạo hành thể xác, bạo hành tinh thần có biểu hiện đa dạng hơn. Thực tế, bố mẹ khó tránh khỏi những hành vi đánh mắng và nặng lời khi con trẻ phạm lỗi,… Họ luôn muốn kiểm soát con cái và tất cả những lời nói, hành vi đều nhằm mục đích thỏa mãn bản thân, hoàn toàn không nghĩ đến cảm nhận của con.
.
Ban đầu, những lời nói của bố mẹ chỉ dừng lại ở mức kiểm soát con cái và muốn con làm theo những gì mình muốn. Tuy nhiên nếu con cái phạm lỗi và không đạt được thành tích cao, bố mẹ sẽ dùng những lời nói nặng nề, thô thiển để hạ nhục danh dự và hạ lòng tự trọng của trẻ.
Bạo hành tinh thần ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ. Ảnh hưởng đầu tiên là trẻ không được sống và phát triển theo ý muốn của bản thân do gia đình kiểm soát quá mức. Trẻ có cha mẹ bạo hành tinh thần nhiều khả năng sẽ phát triển những dạng nhân cách bất thường và dễ mắc phải các bệnh tâm lý.
.
Một số trẻ vì không chịu được cảm giác ngột ngạt trong gia đình và cảm thấy đáng chết do liên tục khiến bố mẹ thất vọng. Tình huống xấu nhất có thể xảy ra là con trẻ tự sát để giải thoát bản thân.
Vậy, khi bố mẹ liên tục có những lời nói và hành động gây tổn thương tâm lý, trẻ nên chia sẻ với người thân (ông bà, chú bác, anh chị …). Thực tế, nhiều người không có hiểu biết sâu sắc về bạo hành tinh thần và cho rằng trẻ đang nhạy cảm quá mức do một số nguyên nhân như bị ba mẹ trách phạt thường xuyên, ảnh hưởng của quá trình dậy thì, trẻ hư hỏng,…
.
Cha mẹ bạo hành tinh thần con cái khó lòng thay đổi. Hơn nữa, vì đã quen với việc kiểm soát con cái nên khi trẻ bày tỏ mong muốn được sống theo ý muốn của bản thân hoặc có ý kiến trái chiều, bố mẹ sẽ tiếp tục có những lời nói mạt sát, chì chiết nhằm thao túng tinh thần. Vì vậy, ngoài cách nhờ người thân giúp đỡ, cách tốt nhất để thoát khỏi bạo hành tinh thần là nổ lực học tập để sớm tạo tính tự lập tự cứu bản thân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét