Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

Tại sao anh chị em lại bất hoà

 

TẠI SAO ANH CHỊ EM LẠI BẤT HOÀ

Anh em bất hòa là một hiện tượng vẫn còn nhiều bí ẩn. Tại sao có những cặp anh chị em ruột luôn sát cánh bên nhau cho dù có bất cứ điều gì xảy ra, trong khi những cặp khác lại cắt đứt mối liên hệ với nhau?

Địch Thủ Máu Mủ Ruột Già

Trong lịch sử của nhiều gia đình, luôn có những thời điểm mà các quyết định được đưa ra – dù là lặng lẽ hay ồn ào – rằng một ai đó đã chịu hết nổi. Đôi khi điều này xảy ra do tình trạng đối kháng ở tuổi thơ mà giờ đã di căn thành một nỗi oán giận độc hại. Đôi khi chẳng hề có sự kiện kịch tính nào xảy ra cả.

Tỷ lệ người Mỹ cắt đứt quan hệ với anh chị em ruột của mình tương đối nhỏ – có lẽ là ít hơn 5 %, Karl Pillmer, giáo sư chuyên ngành phát triển con người và lão khoa thuộc Đại học Cornell cho biết. Phần còn lại trong chúng ta thể hiện cảm giác gần như là tích cực hoặc trung lập về anh chị em của mình, nhưng điều đó có thể mang một ý nghĩa hoàn toàn khác.

Theo bảng khảo sát của trường Đại học Oakland:

26 % những người trong độ tuổi từ 18 đến 65 có mối quan hệ anh chị em thân thiết thông qua việc thường xuyên liên lạc và ít ganh đua với nhau.

19 % có mối quan hệ thờ ơ,

16 % có mối quan hệ thù địch.

39 % Phần còn lại nói rằng anh chị em của mình hết mực thân thiện, nhưng điều này vẫn có thể bao gồm việc hạn chế liên lạc hoặc khả năng cạnh tranh cao.

Nhà tâm lý học Daniel Shaw thuộc trường Đại học Pittsburgh, người nghiên cứu về mối quan hệ anh chị em của trẻ em, thừa nhận rằng hoạt động nghiên cứu về mối quan hệ anh chị em của người trưởng thành khá hiếm hoi, vì thế có lẽ chúng ta chưa có được một cái nhìn toàn cảnh, ít nhất một phần là bởi vì đối với nhiều gia đình, “nó có vẻ rất hỗn loạn. Nói thẳng ra, cứ giả vờ rằng sự rạn nứt không hề tồn tại sẽ dễ dàng hơn nhiều.”

Một Sự Mất Mát Bị Bỏ Qua Rộng Rãi

Jeanne Safer, nhà tâm lý trị liệu ở thành phố New York cho rằng: Sự xích mích giữa những anh chị em ruột đã trưởng thành thường không phải là mối quan tâm lớn của bác sĩ lâm sàng.

Những thay đổi trong xã hội cũng gây ra ảnh hưởng: Khi người dân Mỹ dịch chuyển từ mô hình đại gia đình sang gia đình hạt nhân, mối quan hệ anh chị em ruột đã bị lu mờ trước mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, hoặc giữa vợ và chồng, nhà xã hội học Dalton Conley đến từ trường Đại học New York cho biết.

Thiếu đi nhiệm vụ văn hóa để gắn bó với nhau, nhiều cặp anh chị em ở trong mối quan hệ căng thẳng không thấy được lý do để tiếp tục duy trì mối quan hệ của họ. Nhà tâm lý học Joshua Coleman, đồng chủ tịch Hội đồng Gia đình Đương đại, cho rằng các bậc cha mẹ và những người con đã trưởng thành cảm thấy một sự bức thiết mạnh mẽ về mặt đạo đức trong việc giữ liên lạc, cho dù mối quan hệ có khó khăn đi chăng nữa. “Nhưng với mối quan hệ anh chị em thì mối ràng buộc này là yếu hơn, vì vậy ít có sự khoan dung hơn.”

Tuy nhiên, bởi vì các mối quan hệ anh chị em không có sức nặng như là mối quan hệ với cha mẹ, duy trì chúng là dễ dàng hơn đối với hầu hết mọi người – điều này càng khiến cho việc giải thích về sự xa cách trở nên phức tạp hơn. Khi kể với người khác rằng bạn có một mối quan hệ khó khăn với cha mẹ, hầu như bạn luôn nhận được một nụ cười cảm thông. Thừa nhận rằng bạn đã ly hôn, thường chẳng mấy ai tỏ ra ngạc nhiên. Nhưng bạn sẽ làm gì khi có người hỏi, “Em trai bồ dạo này thế nào rồi?” và bạn thì chẳng biết cái quái gì cả?

Cô McDonald nói. “Thật xấu hổ khi phải trả lời những người hỏi tôi rằng, “Tại sao các bạn không thể hòa thuận với nhau? Có chuyện gì nghiêm trọng thế?”

Các nhà tâm lý học giờ đây biết rằng, có một thành phần trong gene liên quan tới tính kiên cường – một số đứa trẻ là “bồ công anh” có khả năng giải quyết gần như mọi loại xung đột, trong khi những đứa khác là “phong lan” mà sẽ chóng héo tàn trừ khi được chăm sóc cẩn thận.  

Theo nghiên cứu của Pillemer, có khoảng 2/3 đến ¾ các bà mẹ có một đứa con mà mình cưng hơn. Khi sự thiên vị ở vào mức độ cao, hoặc được hiểu là như vậy, anh chị em trong nhà thường có khuynh hướng trở nên xa cách nhau. “Đó có vẻ như là điều mà mọi người không vượt qua được,” ông nhận xét.

Có thể rất khó để thuyết phục những người đã cắt đứt liên lạc với anh chị em của mình, nhưng với nhiều người mà nói, gia đình vẫn là gia đình, dù cho mọi chuyện có tệ thế nào đi nữa.

Tuy nhiên, với một số người, việc duy trì mối quan hệ chỉ đơn giản là không thể. “Nó không phải lúc nào cũng có thể sửa chữa được,” Safer nói, “nhưng thứ có thể sửa chữa là việc bạn vượt qua chính mình.”

Cuộc Trò Chuyện Giữa Anh Chị Em Ruột: Hãy Bắt Đầu Trò Chuyện

Dưới đây là một vài cách để hướng tới sự hòa giải

  • Hãy bắt đầu thật nhẹ nhàng. Hãy nói với người chị em của bạn rằng bạn hiểu là cô ấy rất bận rộn với gia đình của mình trước khi yêu cầu cô ấy phụ giúp chăm sóc mẹ của các bạn. “Bạn càng bình tĩnh nêu ra vấn đề, thì nó càng hiệu quả hơn,” Coleman nói.
  • Đừng phán xét. Hãy giải thích cho anh bạn biết lời nói và việc làm khiến bạn cảm thấy như thế nào, mà không phán xét. “Nếu mục đích của bạn là để xem liệu một hình thức quan hệ khác có khả thi hay không, vậy thì có nghĩa là bạn muốn mang đến cho họ lợi ích của sự nghi ngờ,” Coleman nói. “Họ có thể không biết rằng hành vi của mình gây tổn thương cho người khác.”
  • Tập trung vào hiện tại. “Không phải ai cũng hứng thú với những cuộc nói chuyện đào mộ quá khứ hay chứa đựng quá nhiều yếu tố tâm lý,” hãy chỉ đơn giản giải thích rằng bạn đang định tổ chức bữa tiệc Lễ Tạ ơn theo cách của mình tại nhà của mình và bạn hy vọng chị ấy sẽ tham gia cùng bạn và cha mẹ.
  • Hãy xem xét lại cái tôi của bạn. Hãy hiểu rằng một cuộc nói chuyện thật sự thẳng thắn về những trắc trở trong mối quan hệ của các bạn nhất định cũng có liên quan đến những hành vi xấu xí của bạn nữa. “Bạn cần phải chuẩn bị tinh thần để lắng nghe môt số điều rất không hay về bản thân,” Safer nói.
  • Kiểm soát sự kỳ vọng. Những oán giận tích tụ cả một đời sẽ không thể nào mất đi sau vài cuộc nói chuyện. Hãy tập trung vào từng bước tiến bộ và ăn mừng những chiến thắng nhỏ. “Đừng kỳ vọng rằng bất kỳ ai trong số các bạn sẽ thay đổi bản tính ngay cả khi các bạn đã ôm hôn và làm hòa với nhau,” Safer nói. “Việc hai bạn không còn sợ phải ở bên nhau nữa đã là một thành tựu lớn rồi.”

Tác giả: Sara Eckel

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét