Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

Cây lúa, hạt gạo chan chứa tình quê


 CÂY LÚA, HẠT GẠO CHAN CHỨA TÌNH QUÊ

Lúa là cây lương thực cổ xưa nhất trên trái đất, hiện đang nuôi sống già nửa nhân loại. Việt Nam là trung tâm xuất hiện nghề trồng lúa đầu tiên, sau đó cây lúa mới lan sang Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác.
Ở Việt Nam, đất trồng lúa chiếm gần 80% diện tích nông nghiệp (*) Thống kế trước thời kỳ đổi mới nền kinh tế . Đó là tỷ lệ cao nhất so với tất cả các nước có trồng lúa trên thế giới.

Đời sống cây lúa có những nét rất đặc biệt: Dưới thì nước (Âm), trên thì nắng (Dương), đến khì trổ bông, lúa chỉ phơi mao vào giờ Ngọ (cực Dương) và giờ Tý (thịnh Âm), để hấp thụ đầy đủ Âm - Dương của trời đất trước khi ngậm sữa thành hạt. Hạt gạo là sự hóa thân của Âm - Dương, trời đất để nuôi sống con người.

Cấu tạo của hạt thóc gồm:
• Ngoài cùng là vỏ trấu
• Đến lớp vỏ cám chứa 8 - 10% đạm, 9 - 10% khoáng
• Trong vỏ cám là mầm và hạt gạo
1- Mầm: Ở đầu một bên của hạt gạo, chứa nhiều enzyme, đặc biệt là amylase
và các axít amin, trong đó quan trọng nhất là Thiamin.
2- Hạt gạo: Có thành phần chủ yếu là tinh bột và các chất dinh dưỡng khác.

Từ lâu nay loài người đã quen ăm cơm gạo xát trắng (bỏ vỏ cám) vì cảm thấy ngon, dễ nuốt, lại có vẻ “sang trọng”, mà chẳng mấy ai nghĩ đến tính bổ dưỡng của hạt gạo nguyên vẹn, hoặc có biết thì cũng không thắng nổi sự khoái khẩu.
Những phân tích gần đây cho thấy hạt gạo lứt ngoài thành phần của hạt gạo trắng, lớp vỏ cám còn chứa không những đầy đủ các chất dinh dưỡng chủ yếu như đạm, bột, béo... mà còn có nhiều loại vitamin và đủ các chất khoáng, các loại axít amin quan trọng, chất xơ và nhiều chất khác... Điều đó nói lên tính ưu việt trong bổ dưỡng, phòng và chữa bệnh của gạo lứt.
Nếu ăn thuần gạo trắng, do thiếu các chất quan trọng nằm ở vỏ cám sẽ dễ sinh bệnh. Bảng dưới đây nói rõ điều này. Không những chỉ có gạo xát trắng, mà cả mì trắng, đường trắng cũng bị mất phẩm chất tương tự.

Theo phân tích của Lê Doãn Diên, trong thành phần đạm của gạo lứt có nhiều axít amin, đặc biệt có đầy đủ cả 9 loại axít amin không thay thế. Về tác dụng phòng và chữa bệnh của gạo, đặc biệt gạo lứt, thì Đông, Tây, Kim, Cổ đã ghi nhận như sau:
Đông Y học cổ truyền quan niệm, gạo tẻ lứt điều hòa năm tạng, bổ tỳ vị, bổ phế khí, ích thận tinh, mạnh tâm trí, cứng gân xương, làm cường tráng thân thể... Gạo nếp lứt có tác dụng bổ phổi, kiện tỳ vị, chống mệt mỏi, chữa chứng đau bụng lạnh, lỵ, tả... Nước gạo nếp lứt rang có tác dụng giải nhiệt, giải khát.

Danh y Tuệ Tĩnh đã sử dụng cây lúa từ gốc rễ đến lá, bông, từ lúc nảy mầm đến khi ra bông kết hạt, từ khi cây còn xanh tươi, đến lúc chỉ còn gốc rạ, tro tàn... để phòng và chữa bệnh.
Người phương Đông xưa cho rằng, ăn lúa gạo thì trong mình Âm - Dương, khí huyết điều hòa, tính tình hòa nhã, điềm đạm, thích hòa thuận, mến hòa khí...

Theo Tây Y, ăn gạo lứt bổ mắt, giải nhiệt, giải khát, giảm đau thần kinh, làm dịu mọi phiền não, lo âu. Gạo tẻ lứt còn ngăn chặn sự xuất tiết của dạ dày, ruột. Gạo nếp lứt bổ lách, phổi, giúp dạ dày tiêu hóa tốt những thức ăn khó tiêu.
Có lẽ vì thế những khi giỗ Tết, liên hoan... ăn nhiều thịt cá và những thức ăn khó tiêu, mâm cỗ thường có món xôi nếp. Gạo nếp lứt còn có tác dụng kích thích bài tiết độc tố trong cơ thể, rất tốt để bổ dưỡng và khi bị động thai, chảy máu cam...

Từ những điều trình bày trên đây, ta thấy: Không thể có một loại cây lương thực nào, một dược liệu nào có đầy đủ tính chất bổ dưỡng và phù hợp với con người bằng cây lúa, hạt gạo!
Vì vậy, từ thời sơ khai, người phương Đông đã coi hạt gạo là “Thượng Đế”, nhân dân ta coi hạt gạo là “Ngọc thực”, quả là xứng đáng.

Trích: Tiến sĩ, Lương y Ngô Đức Vượng về vai trò của thức ăn với sức khỏe.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét