Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2021

Câu chuyện Nguyễn Thị Khương vợ của nhà thơ Thế Lữ


 Thế Lữ và vợ khi về già

 CÂU CHUYỆN NGUYỄN THỊ KHƯƠNG VỢ CỦA NHÀ THƠ THẾ LỮ


Thế Lữ tên thật Nguyễn Thứ Lễ, thời trẻ chàng trai Nguyễn Thứ Lễ thường xuyên đau ốm, nên nhiều người khuyên nên sớm cưới vợ. Dân gian vẫn quen gọi tập quán ấy là “xung hỷ”. Con dâu út của Thế Lữ là bà Phạm Thảo Nguyên chia sẻ: “Khi bố được 17 tuổi, bà nội về một làng đạo ở Hà Nam, đi xem mặt các cô gái trong làng, bà chọn mẹ chồng tôi, một cô gái hiền lành ngoan đạo Nguyễn Thị Khương 19 tuổi cho con trai của bà. Cưới con dâu về, theo tục lệ, bà nội truyền nghề “bà lang” cho. Vì vậy, mẹ vừa phải đi chợ lo cơm nước cho toàn gia đình, nuôi con nhỏ, cho con bú, vừa phải làm thuốc để bán, vừa đi khám bệnh cho thuốc khi có khách mời (cũng có lúc, có thêm người giúp việc). Vì vậy mẹ học được tính làm việc rất sạch sẽ, kỹ lưỡng, cẩn trọng khi nuôi trẻ, và làm cơm nước khéo léo.

.

Bà Nguyễn Thị Khương sinh hạ cho nhà thơ Thế Lữ cả thảy 4 người con, 3 trai 1 gái. Bà chấp nhận ở nhà thay chồng chăm sóc mẹ già và nuôi dạy con thơ, để Thế Lữ được thỏa sức phô diễn tài nghệ trên Hà Nội. Vài tháng, Thế Lữ mới về nhà dăm bữa, rồi lại đi theo tiếng gọi văn chương và sân khấu. Bà Nguyễn Thị Khương không biết viết, nhưng biết đọc. Mỗi lá thư của chồng gửi về, đều được bà cất giữ rất kỹ, để lâu lâu đem ra đọc lại cho bớt nỗi ngóng trông và thương nhớ.

 


Tuy lãng đãng gió trăng, nhưng nhà thơ Thế Lữ cũng cảm nhận được những vất vả mà vợ mình phải chịu đựng khi sống với mẹ chồng khó tính. Ông giải thích cho vợ hiểu rằng, do tình duyên của mẹ gặp nhiều trắc trở nên việc hành hạ con dâu cũng vì những uất ức không thể giãi bày với ai.

.

Để cải thiện quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, Thế Lữ viết một truyện ngắn mổ xẻ vướng mắc ấy và giả vờ là tác phẩm của người khác, rồi đọc cho mẹ nghe. Thế Lữ có ngờ đâu bà lang rất tinh ý, nghe chừng mấy đoạn đã cầm lấy cái tráp đựng trầu dằn mạnh xuống phản một cái rầm:

“À, thế ra anh lại muốn dạy tôi đấy!”. Thế Lữ sợ mẹ giận, vội vàng chạy ngược lên Hà Nội. Còn lại bao nhiêu tai tương tiếp tục do bà Nguyễn Thị Khương gánh hết.

.

Bà Khương kể: “Hồi trẻ, bố hay nóng giận. Những khi giận, bố chỉ nện giầy nặng thêm lên thôi. Mẹ nghe tiếng giầy là biết ngay, tránh không nói gì hết cho đến khi cơn giận của bố tan đi”. Và bà còn kể: “Các con đã biết chuyện mẹ là người sung sướng nhất đời chưa?

.

Có một lần, mẹ đi tàu hỏa, có nói chuyện với một người chung toa. Khi biết mẹ là vợ ông Thế Lữ, người đó nói: “Giời ơi! Thật thế à? Chị thật sung sướng quá, chị là người sung sướng nhất đời!”.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét