Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

Đường Thái Tông chính trực đối đãi với kế sách của người dân



Đường Thái Tông “dùng đức phục dân, dùng chính trực phục người
Về việc dùng “tín” trị quốc của các bậc minh quân trong lịch sử không thể không kể đến Đường Thái Tông Lý Thế Dân, một thời vương triều nhà Đường thịnh thế lâu dài trứ danh sách sử âu cũng là do có vị hoàng đế này trị vì.
.
Trong những năm đầu Trịnh Nguyên, có người gửi một lá thư lên Đường Thái Tông, nội dung mong mỏi vua thanh trừ “gian thần" trong triều đình. Đường Thái Tông rất quan tâm đến chuyện này, cho gọi người gửi bức thư vào triều để đích thân gặp mặt và hỏi chuyện, ông nói:
.
“Những đại thần mà ta dùng đều là hiền lương nghĩa sĩ, anh biết có gian thần trong đó sao?”
Người viết thư trả lời: “Tại hạ sống ở ngoài cung, không biết ai là gian thần. Nhưng tại hạ có một diệu kế, hoàng thượng có thể thử xem sao, nhất định gian thần sẽ xuất đầu lộ diện”.
.
Đường Thái Tông hỏi diệu kế là gì, anh ta liền đáp: “Nhân lúc hội họp quần thần thảo luận về chuyện quốc gia đại sự, ngài hãy cố ý khăng khăng vào một ý kiến sai lầm, sau đó giả như nổi trận lôi đình. Khi đó những ai không sợ cơn thịnh nộ của Hoàng thượng, càng không sợ bị trừng phạt, kiên trì chân lý, can đảm dám nói thẳng chính kiến, đó là những quân thần chân chính; ngược lại những người vì sợ uy nghiêm của hoàng thượng, mà chỉ nghĩ đến tính mạng của bản thân, đồng tình với ý kiến của người, đó sẽ là gian thần”.
.
Đường Thái Tông nghe xong không đồng tình với quan điểm của anh ta, sau đó ông tận tình chỉ bảo: “Dòng nước chảy không xét là đục hay trong, quan trọng ở cội nguồn. Quân chủ là cái gốc ra lệnh thi hành việc chính sự, thần dân như dòng nước chảy kia, nguồn vẩn đục nhưng lại muốn dòng nước trong thì đó là chuyện không thể. Đế vương tự mình tùy hứng đùa cợt tính kế tìm người gian, làm sao có thế khiến thần dân chính trực và tín nhiệm? Ngụy Võ Đế cảnh giác hơn người, thường sử dụng mưu kế thủ đoạn, quả thực ta rất xem thường ông ấy. Nếu như ta cũng làm như vậy, thì sao có thể chỉ trách người khác và giáo hoá họ được?”

Đường Thái Tông còn nói với người hiến kế kia rằng: “Ta muốn đại tín được thực hành khắp thiên hạ, dùng cái tâm trung thành để trị quốc, tuyệt không thể làm oai môn tà đạo được. Mưu kế của ngươi tuy rất vi diệu, nhưng đối với ta sẽ không có đất dùng, ta tất nhiên cũng sẽ không làm như vậy”. Anh kia nghe xong mười phân xấu hổ, vội vàng hạ điện, khấu tạ hoàng đế rồi rời cung.
.
Đường Thái Tông “dùng đức phục dân, dùng chính trực phục người” mới khiến xã tắc an định, lão bách tính vì an tâm có một vị hoàng đế đạo đức cao thượng mà chăm lo làm việc, vua tôi đồng lòng gây dựng lên vương triều nhà Đường cực thịnh trong lịch sử Trung Hoa. Kỳ thực ông chính là lưu lại cho người đời sau những giá trị phổ quát truyền thống trong việc trị vì đất nước.
.
Xem thế thì biết, sức mạnh của quân chủ không phải ở mưu mô mà ở đức độ và sự cởi mở. Sức mạnh của quốc gia không nằm ở bạo lực và dối trá mà nằm ở thành tín với nhân dân của mình và với các nước lân bang. Quân chủ có rộng lượng cởi mở, mới tiếp nhận được ý kiến đa chiều của quần thần và dân chúng; có đức độ mới có thể “lấy đức phục người”. Quốc gia xây dựng dựa trên thành tín thì chính quyền không cần phải dối trá hay dùng bạo lực đè nén, áp bức người dân im lặng nuốt hờn dẫn đến nhiều bất ổn xã hội... mà lân bang cũng tôn trọng và quy thuận mà không nảy sinh phản trắc. Người dân cũng nhìn vào tấm gương từ người lãnh đạo của mình mà cư xử hòa thuận, đức độ và thành tín, cần gì phải duy trì lực lượng an ninh khổng lồ tốn kém và hà khắc… được như vậy, thiên hạ chẳng phải thái bình ư?
.
Những bài học lịch sử ấy nếu biết tiếp thu thì chẳng phải sẽ là cái phúc của muôn dân, của mọi chính quyền? Nếu làm ngược lại, nó chẳng phải là điềm báo tai ương và thất bại hay sao?
…..
Đường Thái Tông (599 – 649) Thời kỳ cực thịnh của Nhà Đường. Ông Thường được xem như là hoàng đế vĩ đại nhất trong các bậc đại đế của lịch sử Trung Quốc.
.
ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét