Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020


Đi chân đất tốt cho tim mạch, hệ nội tiết và thần kinh

Hãy quay ngược dòng thời gian và quay lại thời kỳ đầu của nhân loại thời mà con người khi di chuyển chỉ từ đôi chân trần. Những đôi chân của tổ tiên chúng ta giẫm trực tiếp lên đá sỏi, vùi mình trong đất cát, cọ xát với cỏ cây và ngụp lặn trong những dòng suối.
Đôi bàn chân của họ rất khỏe và nhanh nhẹn, nhưng vẫn có thể cảm nhận và phản ứng với bất kỳ bề mặt nào mà chúng gặp phải. Nhiều dân tộc thiểu số còn tồn tại cho đến hiện nay vẫn giữ nếp đi bộ trong tự nhiên mà chẳng mang theo giày dép da hoặc tương tự thế.
 “Đi chân trần” là đặc điểm chung thường thấy ở những cộng đồng người tiền sử và điều này cần được nghiên cứu thêm, nhất là trong các nền văn hóa mà chân trần không đơn giản là thiếu thốn, nó trở thành sự lựa chọn. Khoa học hiện đại ngày nay cũng khám phá được rất nhiều điều thú vị ở trong đề tài này.

Nghiên cứu về nối đất
Các nghiên cứu gần đây cho thấy: cảm giác của xúc giác không chỉ là thứ duy nhất chúng ta nhận được khi bàn chân mình tiếp xúc với cát ẩm. Đây là còn là một cảm giác mang tính trị liệu từ Trái đất, nó mang đầy lợi ích đáng chú ý cho sức khỏe - bao gồm giảm viêm, làm tăng độ chống oxy hóa, cải thiện giấc ngủ và khiến lưu lượng máu khỏe mạnh hơn.

Tập tục nguyên thủy của việc đi chân trần này trong thập kỷ này được gọi là “nối đất”, và một trong những phát hiện lớn nhất và mang tính đột phá của việc tiếp xúc trực tiếp giữa da với Trái đất là sức khỏe tim mạch. Năm 2013, theo kết quả nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung*, thì nếu hội chứng độ nhớt của máu* tăng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch, đi bộ bằng chân trần giúp làm giảm độ nhớt của máu.

Thí nghiệm này nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của điện tích tự nhiên của Trái đất đối với “nối đất”. Để kiểm tra ảnh hưởng của việc nối đất đối với độ nhớt của máu, các tình nguyện viên được kiểm tra các tế bào hồng cầu (RBCs) dưới kính hiển vi để xác định số lượng hồng cầu bị vón cục trong từng mẫu. Và kết quả của nghiên cứu cho thấy: đi chân trần làm giảm đáng kể tỷ lệ đông máu không mong muốn ở người thử nghiệm, từ đó giúp máu lưu thông tốt hơn.
Không dừng lại ở đó, kết quả của một nghiên cứu khác sau đó cũng đăng trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung còn phát hiện thêm cả tác dụng điều chỉnh hệ thống nội tiết và hệ thần kinh của “nối đất”.

Ngày nay, con người chúng ta sống trong một biển sóng điện từ được phát ra bởi điện thoại di động, Wi-Fi, các thiết bị tự động, v.v ... Chúng được gọi là điện từ bẩn, hay ô nhiễm điện từ. May mắn thay cho chúng ta, bề mặt Trái đất rất phong phú các điện tử có thể vô hiệu hóa dòng điện bẩn này, giống như cách các ngôi nhà thường có một dây cáp đồng - một đầu đấu dòng điện trong nhà và đầu còn lại thì nối xuống đất. Nối đất cho phép dòng điện trong chúng ta trở lại trạng thái trung tính khỏe mạnh.

Điều này có thể tăng cường năng lượng của cơ thể, cân bằng tâm trạng của con người, giúp ta có thể suy nghĩ và thậm chí có thể cứu sống chúng ta. Vì vậy, lần tới khi bạn đứng trước một bãi đất tươi đẹp, hãy tháo giày và vớ ra để cảm nhận cảm giác “nối đất” chạy khắp cơ thể.
Bạn nên làm điều này ít nhất vài lần mỗi tuần để có sức khỏe tốt hơn và một hạnh phúc sung mãn.
* Journal of Alternative And Complementary Medicine
* Độ nhớt của máu được quyết định bởi mật độ hồng cầu và thành phần protein có trong huyết tương. Độ nhớt này hiện nay được đo lường theo chỉ số, với giá trị bình thường vào khoảng 2,3 - 4,1 centipoise ở 37 độ C. Độ nhớt càng gần giá trị này, máu càng lưu thông, độ nhớt máu càng cao, máu di chuyển càng chậm.
Thanh Long

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét