Có một câu chuyện triết lý như
sau:
Ngày xửa ngày xưa, khi mà con
người vẫn phải đi chân trần.
Một hôm, một vị quốc vương nọ
bỗng dưng có hứng thú, muốn tới một vùng quê xa xôi để thăm thú. Kết quả vì
đường quá gập ghềnh khó đi, lại nhiều sỏi đá khiến đôi chân của quốc vương đau
đớn nên ngài đành phải quay về cung.
.
Sau khi về cung, quốc vương vừa
đau đớn xót xa đôi bàn chân ngọc ngà của mình vừa tức giận ra lệnh: "Mau
lót tất cả con đường trên đất nước này bằng da bò cho ta."
Quốc vương cho rằng sắc lệnh
này hoàn toàn không chỉ vì bản thân mà còn vì chân của toàn bộ bách tính, vì
vậy, càng nghĩ càng thấy nên lót đường lại.
Vấn đề là dù có giết hết trâu
bò, cũng không đủ để lót đường. Nhưng, thánh chỉ như núi, ai dám làm trái? Bách
tính chỉ biết lắc đầu thở dài.
.
Lúc này, một nô bộc thông minh
đã dũng cảm nói với quốc vương: "Thay vì bắt người dân phải giết hết trâu
bò, tại sao quốc vương không dùng hai miếng da bò lót vào đôi bàn chân của mình
ạ?"
Quốc vương như được tỉnh mộng,
liền thu hồi mệnh lệnh, và áp dụng gợi ý này.
Người ta nói rằng đây chính là
nguồn gốc của giày da.
.
Có một câu nói của Lev
Nikolayevich Tolstoy: "Trên thế giới này chỉ có hai loại người: một là kẻ
trông chờ, hai là người hành động. Phần lớn mọi người đều muốn thay đổi thế
giới này, nhưng lại chẳng có ai muốn thay đổi chính bản thân mình."
.
Thay đổi bản thân và thay đổi
người khác, có thể nói là hai câu hỏi vô cùng khó.
Thay đổi bản thân không dễ,
thay đổi người khác lại càng khó.
Cuộc sống sở dĩ xuất hiện xung
đột này xung đột kia, nhiều khi chỉ là vì chúng ta muốn thay đổi người khác,
muốn người khác trở thành cái dáng vẻ mà mình muốn.
.
Có người nói: thay đổi bản thân
là thần, thay đổi người khác là thần kinh.
Câu nói này tuy trần trụi,
nhưng không phải không có lý.
Cái gọi là "giang sơn dễ
đổi, bản tính khó dời", ý muốn nói tính cách và thói quen của một người là
thứ rất khó để thay đổi.
Vì vậy, chúng ta đừng lúc nào
cũng chỉ chăm chăm tập trung vào người khác, khi bạn không thể thay đổi người
khác, phương pháp thông minh nhất chính là thay đổi bản thân trước.
Có cặp vợ chồng lúc
mới yêu nhau, người chồng cũng đã từng nhắc nhở vợ về một tính quá ầm ỉ khi có
những mâu thuẩn, hi vọng sau này cô ấy có thể thay đổi. Nhưng, kết hôn đã nhiều
năm như vậy, "năng lực" đó của cô vẫn chưa hề thay đổi.
Nhà trị liệu tâm lý
người Đức, Bert Hellinger từng nói: "Gia đình hạnh phúc đều có một điểm
chung: trong nhà không ai có tham vọng kiểm soát mạnh mẽ."
Thử kiểm soát đối
phương, thay đổi đối phương, hi vọng đối phương sẽ làm mọi thứ theo tiêu chuẩn
và yêu cầu của mình, không chỉ rất khó thực hiện, mà còn có thể làm phá hoại sự
hòa hợp và hạnh phúc trong hôn nhân.
.
Thực ra, không có
hai người nào là hoàn toàn hòa hợp với nhau cả, kể cả là vợ chồng, hay con cái,
bạn bè, khi chúng ta thử thay đổi họ, hi vọng họ trở thành người mà ta muốn họ
trở thành, bạn đều sẽ phát hiện ra kết cục thường là thất bại.
.
Nhà tâm lý học Carl
Gustav Jung nói với học trò của mình trước khi qua đời:
Đến cả suy nghĩ thay
đổi người khác thôi cũng đừng nên có. Là một người thầy, ta phải giống như mặt
trời, chỉ cần tỏa ra ánh sáng và sức nóng, phản ứng đón nhận ánh mặt trời của
mỗi người là khác nhau, có người thấy chói mắt, có người lại thấy ấm áp, có
người lại muốn trốn khỏi ánh mặt trời đó.
Trước khi hạt nảy mầm thường sẽ không có bất cứ hiện tượng gì, đó là vì vẫn
chưa tới lúc. Hãy luôn tin rằng mỗi một người đều là cứu tinh của chính mình.
Đúng vậy, thế gian
này có rất nhiều chuyện không thể cưỡng cầu, thay vì tốn công sức đi thay đổi
người khác, chi bằng thay đổi tâm thái của bản thân, dành thời gian và tâm lực
cho chính bản thân mình, mình sống tốt cuộc đời mình, mình trở nên ưu tú hơn,
đó mới là chính đạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét