Sau Hiệp định Paris
1973, cả cố vấn Lê Đức Thọ và Henry Kissinger được trao giải Nobel vì Hòa Bình
vì đã đạt thỏa thuận ngừng bắn, tạo điều kiện rút quân Mỹ khỏi Việt Nam và tạo
tiền đề cho kết thúc của cuộc chiến tranh đã tiêu tốn nhiều giấy mực báo chí
quốc tế.
Lê Đức Thọ
Trước cơ hội trở
thành người Việt đầu tiên và duy nhất đạt giải Nobel, ông Thọ đã thẳng thừng từ
chối vì lý do ở Việt Nam chưa có hòa bình thực sự. Ông giữ im lặng, không giải thích thêm về quyết định này cho tới 20 năm sau,
khi chính ông tiết lộ lý do chính xác trong bộ phim "From Hollywood to
Hanoi":
"Họ trao giải
cho cả người gây chiến tranh lẫn người đem lại hòa bình. Sự lẫn lộn đó khiến
tôi không thể nhận giải thưởng Nobel được."
Henry Kissinger
Về phía Mỹ, giải
Nobel vì Hòa bình được Nhà Trắng đón nhận với một tâm thế trái ngược. Kissinger
rất vui vẻ khi biết tin, trong khi Tổng thống Nixon thậm chí còn phát biểu cho
rằng giải thưởng này là "sự tưởng thưởng xứng đáng cho nghệ thuật đàm phán
của người Mỹ trong công cuộc chấm dứt chiến tranh và mang lại hòa bình ở Việt
Nam".
Niềm vui đó không
tồn tại được lâu vì truyền thông Mỹ hiển nhiên không đồng cảm với Nixon và
Kissinger. Tờ New York Times gọi giải thưởng Nobel năm đó là "Nobel vì
Chiến tranh". Tờ Washington thì cho rằng "người Na Uy thực sự rất có
khiếu hài hước" (Hội đồng xét giải Nobel là người Na Uy).
Diễn viên hài nổi
tiếng chuyên châm biếm chính trị Tom Lehrer thậm chí đã phát biểu: "Châm
biếm chính trị đã trở nên lỗi thời kể từ khi Henry Kissinger được trao giải
Nobel vì Hòa bình". Không chỉ dừng lại ở giới truyền thông Mỹ, sự phản đối
còn được thể hiện mạnh mẽ hơn khi hai thành viên Hội đồng xét duyệt giải Nobel
đã lập tức xin từ chức.
Kissinger sau đó
không tới dự buổi trao giải tại Oslo vì lo lắng sẽ trở thành mục tiêu đả kích
của các nhóm biểu tình phản chiến. Năm 1975, khi chính quyền Sài Gòn thất thủ,
ông để nghị trao trả lại kỷ niệm chương nhưng không được Hội đồng Nobel chấp
nhận.
Nguồn; vietanhtran.spiderum.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét