.
Rất nhiều người cho rằng pháp luật có tác dụng hơn đạo đức, chỉ có dựa vào pháp luật mới có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề. Ở các quốc gia, người theo ngành pháp luật cũng rất nhiều, hơn nữa lại là ngành nghề 'hot'. Các phân ngành của pháp luật rất chi tiết, lan tới tất cả các lĩnh vực. Luật pháp nhiều đến mức mà những người trong ngành luật cũng không hiểu hết luật, mà chỉ biết được những luật liên quan đến chuyên ngành hẹp của họ mà thôi.
.
Tại sao pháp luật kiện toàn như vậy mà con người vẫn càng ngày càng phạm tội nhiều hơn, mức độ nghiêm trọng hơn? Tại sao các loại tội phạm lại càng ngày càng nghiêm trọng đến nỗi con người đã coi chúng là bình thường. Rất nhiều vụ phạm tội cách đây mấy chục năm chúng ta coi là những vụ án lớn, tội ác lớn nhưng so với tội ác hiện nay thật chẳng thấm vào đâu.
.
Pháp luật hình thành sớm nhất vào thời Chiến Quốc với Hàn Phi Tử là nhân vật đặt nền móng. Trước đó không hề có pháp luật, chỉ có một số gia quy, quy định của dòng tộc. Thời đó mọi người đều dựa vào chuẩn mực đạo đức để ước thúc lời nói hành vi cá nhân. Do đó pháp luật ra đời khi đạo đức nhân loại tụt dốc, không thể kiểm soát được hành vi con người nữa, bắt buộc phải có phương thức cưỡng chế để ước thúc hành vi con người. Có người cho rằng đó là sự tiến bộ của xã hội, thực tế đó chính là kết quả của sự thụt lùi, suy thoái về đạo đức.
.
Lão Tử cũng đã nói rất rõ ràng rằng: “Đạo mất rồi mới sinh ra đức, đức mất rồi mới sinh ra nhân, nhân mất rồi mới sinh ra nghĩa, nghĩa mất rồi mới sinh ra lễ”. Lão Tử nhìn thấu triệt ra cốt lõi của vấn đề, là ở Đạo và Đức. Tuy nhiên đến thời Chiến Quốc thì đạo đức suy bại, con người phạm tội nên cần phải đặt ra hình pháp.
.
Lịch sử phát triển đến ngày nay, chỉ mấy chục năm truyền bá tư tưởng thuyết vô Thần, thuyết tiến hóa mà đã xói mòn tư tưởng đạo đức con người. Họ phủ nhận sự tồn tại của Thần Phật, cũng không tin vào thiện ác hữu báo, không tin nhân quả báo ứng. không tin nhân quả báo ứng nên mới phóng túng dục vọng, làm những việc xấu mà không hề e dè gì. Họ thông qua các thủ đoạn để kiếm tiền, thỏa mãn vật dục, sắc dục, đồng thời coi đó là tài năng là bản lĩnh của mình. Thực tế những người này đang làm việc xấu mà không tự biết. Họ đang làm tổn hao đức của họ, rút ngắn tuổi thọ của họ, gây mầm họa cho cháu con mà vẫn tưởng là đang làm việc tốt cho chúng.
Thời cổ đại, đạo đức con người so với hiện nay cao hơn rất nhiều. "Đêm ngủ không đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi" là những hiện tượng thường thấy. Không phải thứ của mình thì mọi người tuyệt đối không dễ dàng chiếm lấy làm của riêng. Ngày nay có kẻ ăn trộm cả những vật dụng duy nhất mà người ta dựa vào đó để sống. Có kẻ lẻn vào bệnh viện trộm cắp số tiền để cứu mạng bệnh nhân. Quả là không còn một chút thiện niệm nào.
.
Hiện nay tuy luật pháp kiện toàn, nhưng những điều khoản, những khung pháp luật nhiều đến mức khiến người ta nghẹt thở, nhưng đạo đức bị chìm đắm. Các loại bạo lực, sắc dục, hại tính mệnh người đều không ngừng tăng lên. Không ngày nào là không có các vụ án tàn ác xảy ra. Nhiều người sẵn sàng trả giá bằng tính mạng để đạt được lợi ích, thỏa mãn dục vọng. "làm người không muốn, cứ muốn làm ngợm".
Như thế có thể thấy, pháp luật không thể ước thúc hành vi con người từ căn bản, cũng không thể khiến con người thay đổi từ căn bản, pháp luật chỉ trị phần ngọn mà không trị phần gốc. Còn đạo đức thì khác, con người tự kiểm điểm suy nghĩ, lời nói và hành vi của mình, tự giác ước thúc bản thân. Ngay cả khi mình ở một mình, vẫn tự phản tỉnh xem xét từng suy nghĩ, hành vi của bản thân xem có phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức không. Hãy nghĩ về một xã hội mà ai ai cũng tự nhìn vào cái tâm mình, chiểu theo tiêu chuẩn đạo đức để kiểm soát suy nghĩ, lời nói, hành vi của mình sao cho đạt chuẩn mực đạo đức, hoàn thiện mình, trở thành người tốt, và tốt hơn nữa. Như thế thì các vấn đề trị an, tệ nạn xã hội tự khắc biến mất, có lẽ cũng không còn cần đến công an và cảnh sát nữa, pháp luật sẽ trở nên giản dị hơn rất nhiều.
.
Hiện nay các tai nạn, thiên tai nhân họa đang xảy ra liên tiếp, chính là do con người không còn sự ước thúc của đạo đức, làm việc xấu vô độ. Con người khai thác cạn kiệt tài nguyên, tàn phá thiên nhiên, tàn hại lẫn nhau và làm hại chính mình. Trước tai họa, nhiều người đã thanh tỉnh ra, nhưng vẫn còn có người chấp mê bất ngộ, hoặc hiểu được nhưng không cưỡng lại được lòng ham dục và tư duy biến dị sai khiến. Nhân nào thì quả ấy. Sự lựa chọn của sinh mệnh hoàn toàn nằm trong tay mỗi cá nhân, chỉ cần chúng ta lựa chọn đứng về phía thiện lương. Một ý niệm đó sẽ quyết định tương lai sinh mệnh bạn. Thiên đường và địa ngục chỉ cách nhau một bước chân mà thôi.
.
Theo zhengjian
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét