Toàn cầu hóa kinh tế mà
nguyên tắc lớn nhất là thúc đẩy dịch chuyển của hàng hóa giữa các nước. Thế
nhưng giờ đây, nguyên tắc này đang bị lung lay bởi hàng loạt các sự kiện chính
trị lớn.
Đầu tiên là việc nước Anh
quyết định rút khỏi Liên minh châu Âu - khối thương mại lớn nhất thế giới. Theo
sau là chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 và
việc quốc gia hùng mạnh nhất thế giới rút khỏi một số hiệp định thương mại chủ
chốt. Tổng thống Trump cũng là người hô khẩu hiệu chủ nghĩa Mỹ (Americanism)
mới nên là nguyên tắc phát triển cơ bản, chứ không phải là toàn cầu hóa.
Tiếp đến, ở Pháp, dù thất
bại trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua, bà Marine Le Pen cũng đã thu hút được
sự ủng hộ của không ít người dân nước này vì quan điểm cho rằng toàn cầu hóa là
mối nguy hại đối với nền văn minh phương Tây.
Biểu
tình chống toàn cầu hóa ở thành phố Seattle, bang Washington (Mỹ), năm 1999.
(Nguồn: AP).
20 năm trước, nhà kinh tế
học Dani Rodrik thuộc Đại học Harvard (Mỹ) đã xuất bản cuốn sách có nhan đề
"Liệu toàn cầu hóa có đi quá xa?". Khi ấy, người ta cho là nội dung
của cuốn sách thật lạc điệu. Ít ai ngờ, giờ đây, ở một số nước phát triển,
người lao động lại bầu cho các chính sách chống tự do thương mại.
Phong trào chống toàn cầu
hóa đã được xướng bởi các lực lượng cánh tả. Ban đầu, vào những năm 1990, chỉ
có vài ý kiến nhỏ lẻ phản đối toàn cầu hóa vì cho rằng nó gây hại nhiều hơn là
mang đến những điều tốt đẹp. Càng ngày phong trào này càng trở nên lớn mạnh hơn.
Gần đây đã xuất hiện một số nhà kinh tế thay đổi quan điểm của toàn cầu hóa.
Ông Paul Krugman, người giành giải Nobel Kinh tế 2008 về lý thuyết thương mại
và địa kinh tế, từng chỉ trích mạnh mẽ những người chống toàn cầu hóa và lập
luận là xu hướng này ảnh hưởng rất nhỏ đến mức lương của người lao động ở các
nước phát triển, giờ đây cho biết ông cảm thấy "tội lỗi". Năm 2008, ông
Krugman thừa nhận nhiều số liệu đã chứng tỏ sự thực là tự do hóa thương mại ảnh
hưởng tới lương của người lao động ở các nước phát triển nhiều hơn ông dự đoán.
Tuy nhiên chỉ có các nước
châu Á trước hết là Trung Quốc thực sự hưởng lợi từ toàn cầu hóa". Tại các
nước này, số lượng người dân trung lưu nhờ vào toàn cầu hóa đã gia tăng mạnh
mẽ.
Các cuộc khủng hoảng đồng
Euro, giá dầu và một số hàng hóa khác giảm đã ảnh hưởng tiêu cực đến tự do
thương mại toàn cầu. Tăng trưởng trao đổi thương mại chững lại, giờ chỉ đạt nửa
mức trung bình của giai đoạn ba thập kỷ trước. Các thị trường bắt đầu mệt mỏi,
không còn nhiều thứ để khai thác. Và thế giới đang chứng kiến sự nổi lên của
phong trào hướng tới các chính sách bảo hộ quốc gia.
Hàng
ngàn người biểu tình chống Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương
(TTIP) ở Brussels (Bỉ)
Giáo sư Đại học Harvard
Larry Summers nhấn mạnh: "trách nhiệm cơ bản nhất của chính phủ là đảm bảo
lợi ích của người dân, không phải là theo đuổi nguyên tắc trừu tượng về lợi ích
của toàn cầu".
Hàng nghìn người Úc đã xuống đường ở các thành phố lớn để phản đối một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa nước này và Trung Quốc. năm 2015
Từ khi xuất hiện đại dịch Covid 19 nhiều chính phủ trên khắp thế
giới cùng từ bỏ toàn cầu hóa và nói về việc tách rời khỏi Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi xuất hiện trên truyền hình nhà nước
vào hôm 12/5 đã thông báo về gói kích thích mới của mình, với một tham vọng sẽ
tạo ra “một Ấn Độ tự lực”. Kế hoạch này được kỳ vọng là sẽ thúc đẩy sáng kiến
“Made in India” và khả năng sản xuất của đất nước.
Tháng trước, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thông báo rằng chính
phủ của ông đang dành hơn 2 tỷ USD để giúp đỡ các doanh nghiệp Nhật Bản di
chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Thủ tướng Pháp Emmanuel Macron nói với financial Times vào
16/4 rằng đại dịch “sẽ thay đổi bản chất của toàn cầu hóa mà chúng ta đã chung
sống trong 40 năm qua”. "rõ ràng là loại toàn cầu hóa này đã đi đến cuối chu
kỳ của nó, nó đã làm suy yếu nền dân chủ".
Toàn cầu hóa, trong vài thập kỷ gần đây, đã gặp rắc rối từ trước
khi xảy ra đại dịch. Với sự xuất hiện của dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), sự
rút lui khỏi hội nhập kinh tế toàn cầu đã trở thành một nhu cầu mạnh mẽ, bắt
đầu một trật tự thế giới mới mà được kỳ vọng là sẽ phát triển trong nhiều thập
kỷ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét