Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2023

Tôn giáo dưới góc nhìn tâm lý học


TÔN GIÁO DƯỚI GÓC NHÌN TÂM LÝ HỌC

 

Tôn giáo và Tâm linh.

Mặc dù tôn giáo và tâm linh có liên quan với nhau nhưng giữa hai phạm trù này vẫn có sự khác biệt. Tâm linh là một thực hành và đức tin mang tính cá nhân, trong khi tôn giáo lại tập trung vào một nhóm các thực hành có tổ chức của một nhóm tập thể lớn hơn. Người ta vẫn có thể sống đời sống có tâm linh nhưng không theo tôn giáo nào cả.

 

Tâm lý học về niềm tin tôn giáo.

Theo một ước tính từ Trung tâm Nghiên cứu Pew, có 84% dân số thế giới có liên hệ với tôn giáo, công bố gần đây của viện Gallup, có 47% người Mỹ trưởng thành là thành viên của một tôn giáo nào đó.

Về lý do tại sao con người ta lại tin vào tôn giáo, các nhà tâm lý học đã đề xuất một số thuyết lý giải.

 

Trong khi Freud tin rằng niềm tin tôn giáo là một dạng hoàn thành ước nguyện mang tính bệnh lý thì những nhà nghiên cứu khác lại cho rằng cách não bộ con người vận hành thường sẽ dẫn dắt khiến con người ta có niềm tin.

Tâm trí con người luôn tìm kiếm những dạng thức, mục đích và ý nghĩa, điều này có thể ảnh hưởng lên lý do tại sao chúng ta lại tìm đến tôn giáo để được dẫn dắt hệ thống niềm tin của mình.

 

Ảnh hưởng từ quá trình nuôi dạy và văn hóa cũng đóng một vai trò quan trọng vì con người ta thường có xu hướng thuộc về tôn giáo mà họ được nuôi dưỡng thành. Nhu cầu muốn được thuộc về của con người, kết hợp với mong muốn được kết nối với xã hội cũng góp phần hình thành mong muốn được là một phần của ai đó lớn lao hơn bản thân mình.

 

Tác động của tôn giáo.

Tôn giáo có thể là một nguồn sức mạnh an ủi và dẫn dắt. Tôn giáo có thể mang đến một nền tảng niềm tin và hành vi mang tính đạo đức. Nó cũng có thể giúp ta cảm nhận được cộng đồng và kết nối với truyền thống. Một số nghiên cứu thậm chí còn cho rằng nó có thể ảnh hưởng lên sức khỏe.

 

Tôn giáo và sức khỏe thể chất.

Một chuỗi các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những tham dự viên có tôn giáo hoặc có đời sống tâm linh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành (CHD) thấp hơn, huyết áp thấp hơn, hệ miễn dịch tốt hơn và tuổi thọ dài hơn khi so với nhóm không theo tôn giáo hoặc không có đời sống tâm linh.

 

Trong những nghiên cứu này, người có tôn giáo sẽ ít hút thuốc lá hơn, từ đó nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hút thuốc cũng thấp hơn, như ung thư, các bệnh tim mạch, và bệnh phổi. Duy trì một lối sống lành mạnh có liên đới với chất lượng cuộc sống tốt hơn cũng như tuổi thọ dài hơn.

 

Tôn giáo và sức khỏe tâm thần.

Nghiên cứu kết luận tôn giáo có thể có lợi và có hại lên sức khỏe tinh thần. Nói về lợi, tôn giáo và tâm linh có thể giúp thúc đẩy những niềm tin tích cực, vun đắp hỗ trợ cộng đồng, và cung cấp những kỹ năng ứng phó tích cực.

Mặt khác, cách ứng phó tiêu cực bằng tôn giáo, giao tiếp sai lệch và những niềm tin tiêu cực có hại thực sự gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần.

 

Những lợi ích chính của tôn giáo lên sức khỏe tâm thần.

Một số lợi ích của tôn giáo bao gồm:

– Giúp ứng phó với các sự kiện gây căng thẳng.

– Có thể khích lệ lòng vị tha, yêu thương và biết ơn.

Con người thường tìm đến những niềm tin tôn giáo để đối phó với những triệu chứng bệnh lý tâm thần và để kiểm soát căng thẳng.

 

Tôn giáo là tốt hay xấu?

Nghiên cứu cũng phát hiện ra những người gặp khó khăn trong niềm tin tôn giáo có thể có sức khỏe kém và mức lo âu và trầm cảm cao hơn. Một số niềm tin tôn giáo có thể đóng một phần đưa đến lợi ích hoặc hạn chế tiềm ẩn.

 

Người tin vào Chúa nhân từ thường hay tha thứ cho bản thân và xử lý những lỗi lầm bằng thái độ thương yêu bản thân.

Ngược lại, những người tin vào Chúa phán xét và trừng phạt có thể trải qua những hệ lụy làm sức khỏe tệ đi.

 

Với những lợi ích tiềm ẩn liên quan đến tôn giáo, bạn không nhất thiết phải tin theo một tôn giáo để gặt hái được những lợi ích này. Việc từng bước thực hiện những hành vi lành mạnh, hình thành những kết nối xã hội với mọi người, và tăng cường kỹ năng ứng phó là những bước bạn có thể làm để đạt được, nhưng điều đó thường có được nhờ tôn giáo.

 

Đây là quan sát có thật: Những người tham gia sinh hoạt tôn giáo thường xuyên có khuynh hướng sống thọ hơn và thường ở trạng thái tinh thần tốt hơn.

việc tham gia sinh hoạt (như kết nối với mọi người, cầu nguyện, hoặc chiêm nghiệm tâm linh) có thể giúp con người ta sống lâu hơn và cảm thấy vui hơn. Cái này bạn phải là người tự quyết định.

Tham khảo. Aldwin CM, Park CL, Jeong Y-J, Nath R. Differing pathways between religiousness, spirituality, and health: A self-regulation perspective. Psychology of Religion and Spirituality. 2014;6(1):9–21. doi:10.1037/a0034416

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét